6 dấu hiệu nhận biết của chứng tăng động – giảm chú ý (ADHD)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp có thể ảnh hưởng đến thành công của con bạn ở trường cũng như mối quan hệ của trẻ. Các triệu chứng ADHD khác nhau và đôi khi khó nhận ra. Theo một nghiên cứu, cứ 100 trẻ ở độ tuổi trước khi lên 7 thì sẽ có 3 đến 5 trẻ bị mắc rối loạn ADHD, và đặc biệt khả năng bé trai bị mắc cao gấp 3 lần nhiều hơn bé gái. Điểm đáng chú ý là chứng rối loạn này có thể giảm dần theo thời gian nếu cha mẹ kịp thời can thiệp cho bé ngay từ khi còn bé. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết con bạn có đang gặp tình trạng tương tự hay không, hãy cùng điểm qua 6 dấu hiệu sau đây nhé :
1. Thường mất khả năng tập trung vào một sự vật, sự việc: bạn có thể thấy rõ nhất khi bạn trò chuyện, các bé sẽ không trực tiếp nhìn vào mắt bạn mà sẽ lơ là, không tập trung vào hội thoại.
2. Tay chân ngọ nguậy, thường vặn vẹo và không thể ngồi yên được trong những tình huống cần thiết: cho dù thầy cô hoặc cha mẹ có yêu cầu các bé ngồi yên, các bé cũng sẽ tìm cách nói chuyện hoặc cử động tay chân, đứng lên, ngồi xuống liên tục.
3. Nói quá nhiều, thường xen ngang câu chuyện của người khác: các bé có nhu cầu rất cao về việc nói chuyện, có thể nói liên tục và hỏi rất nhiều câu hỏi.
4. Không thể chờ đến lượt mình (trong lúc nói chuyện hoặc trong các trò chơi): vì khả năng kiên nhẫn rất thấp nên các bé luôn muốn được đáp ứng nhu cầu ngay lập tức mà không phải đợi đến lượt mình trong lúc học hoặc trong lúc chơi cùng các bạn khác.
5. Không làm theo hướng dẫn của thầy cô hoặc cha: các bé hoàn toàn hiểu được những gì bạn hướng dẫn, nhưng đôi khi,bởi vì có quá nhiều sở thích nên các bé không tập trung và quên mất việc cần làm, hoặc chưa làm xong việc này đã làm sang việc khác.
6. Thường mất kiên nhẫn, né tránh hoặc không thích các hoạt động đòi hỏi sự cố gắng về tinh thần: các bé có biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ không thích các hoạt động đòi hỏi cao về tinh thần ví dụ như tập trung vào sự vật hoặc làm bài tập.
Nếu những dấu hiệu trên đây đã có và vẫn tiếp diễn trong khoảng thời gian dài ( từ 6 tháng trở lên ), cách tốt nhất là đưa con bạn đến bác sĩ hoặc nhà trị liệu để có thể can thiệp sớm cho trẻ. Hoặc cũng có thể cho con bạn theo học tại các trường chuyên biệt để thầy cô hướng dẫn các bé và cải thiện tình trạng hiện tại.
Xem thêm :
Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ
Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool