Attention Deficit Hyperactive Disorder là hội chứng rối loạn chức năng hoạt động ở trẻ nhỏ. Các trẻ mắc hội chứng này không bị xếp vào nhóm trẻ bị khuyết tật. Là một hội chứng liên quan đến não bộ, trẻ bị ADHA thường khó kiểm soát hành vi của mình, hiếu động thái quá, và giảm sự chú ý nhanh chóng.
Điều khó khăn ở đây là đa phần trẻ em đều rất thích các hoạt động khám phá, chúng rất hiếu động và tò mò với những thứ mới mẻ, chúng luôn tìm thấy chung quanh mình những điều thú vị và cần khám phá. Do đó, rất khó để phân biệt ra trẻ có bị tăng động giảm chú ý hay không. Thường thì chỉ có giáo viên mới là người phát hiện ra bất thường của trẻ, do ở trường, có rất nhiều các hoạt động yêu cầu sự tập trung và trật tự, thầy cô luôn quan sát nên có thể nhận ra khác thường ở trẻ.
Hội chứng này có tác động về lâu dài với mọi hoạt động mà trẻ tham gia: học tập, giải trí, làm việc. Và ngày càng tăng nặng triệu chứng, khiến trẻ khó khăn khi kiểm soát hành vi khi trưởng thành. Do đó, ADHA nên được quan tâm và phát hiện sớm để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Một số nguyên nhân thường thấy ở trẻ mắc ADHA: do di truyền từ cha mẹ, sự phát triển không bình thường của não bộ, tổn thương ở vùng đầu,…
Sử dụng thuốc nhằm cải thiện một phần sự tập trung chú ý của trẻ. Ngoài ra, các loại dược phẩm giúp tăng cường sức khoẻ não bộ cũng có tác dụng rất tốt để cải thiện tình trạng tăng động, giảm chú ý của trẻ.
Tâm lý học đường: trẻ cần được can thiệp trị liệu ngay tại học đường, cần được các chuyên viên hướng dẫn, giáo dục theo tình trạng để trẻ dần điều chỉnh được hành vi, hoạt động của mình.
Trị liệu âm nhạc Tomatis: liệu phảp của bác sĩ người Pháp tên Alfred A. Tomatis – sử dụng âm nhạc để thu hút sự chú ý của trẻ, giảm sự phân tán, giảm hoạt động tăng động.
Xoa bóp: giúp trẻ thư giãn, trầm tĩnh, ngủ ngon, cải thiện các hành vi tăng động của mình.
ADHA gây rất nhiều khó khăn cho trẻ trong mọi hoạt động hàng ngày, vì trẻ vừa khó tập trung vừa không thể ngồi yên và có xu hướng vận động liên tục, không thể kiểm soát hành vi. Càng về trưởng thành, chất lượng cuộc sống càng giảm sút nếu không khắc phục được tình trạng này.
Cha mẹ nên xem xét việc kết hợp nhiều phương pháp để trẻ giảm được tình trạng tăng động hiệu quả, nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên xem xét việc đưa trẻ đến các trường học chuyên biệt, nơi trẻ vừa có thể học tập, vừa được các chuyên gia thiết lập chương trình trị liệu khoa học, đẩy nhanh tốc độ hồi phục khả năng hành vi và tập trung của trẻ.
Xem thêm :
Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ
Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
-------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, các ba mẹ có tham khảo tại thông tin sau dưới đây:
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool