Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Những năm gần đây, số lượng trẻ tự kỷ trên toàn thế giới và ở cả Việt Nam có chiều hướng tăng báo động. Theo WHO, tại Mĩ, tỉ lệ mắc chứng tự kỉ hiên nay vào khoảng 1/68 – đứng đầu danh sách. Tại Việt Nam, số lượng thống kê chưa hoàn chỉnh, nhưng ước tính có khoảng hơn 200.000 – 500.000 trẻ mắc hội chứng này, và vẫn liên tục tăng. Điều này nhắc nhở chúng ta cần có biện pháp quan tâm, chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn để ngăn chặn các nguy cơ trẻ mắc chứng tự kỷ. Đồng thời, nỗ lực giúp các trẻ tự kỷ cải thiện tình trạng, sớm hoà nhập với cuộc sống bình thường bằng các phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ. Muốn có được phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ đúng đắn, chúng ta cần có cái nhìn chính xác về hội chứng này:
Hội chứng tự kỷ là gì?
Bạn đừng nhầm lẫn giữa bệnh và hội chứng, Tụ Kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển lan toả - rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), hay là những rối loạn – suy kém trong giao tiếp xã hội và thường bộc lộ trong 2 năm đầu đời. Trẻ mắc chứng này được xếp vào dạng tật về thần kinh, tâm thần.
Biểu hiện của chứng tự kỷ
• Khó khăn trong giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh
• Thường có các hành vi lặp đi, lặp lại
• Ít hoạt động, không hứng thú với việc hoạt động thể chất
• Có bất thường trong các cử chỉ mắt, cơ thể
• Suy yếu trong việc biểu lộ cảm xúc, giao tiếp phi ngôn ngữ và trí hiểu
Nguyên nhân
- Do nguyên nhân sinh học: bất thường về gen, người mẹ nhiếm Rubella khi mang thai, mang thai ở tuổi cao, các chứng bệnh nhiễm virus, bất thường bẩm sinh,…vv.
- Do tác nhân môi trường sống: thiếu sự quan tâm, xem Tivi quá nhiều, Shock tâm lý,…vv.
Theo thống kê, chỉ tìm thấy các tác nhân liên quan đến hội chứng tự kỷ của 15-20% trẻ. 80-85% còn lại, không rõ nguyên nhân.
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Cha mẹ là những người gần gũi với con nhất, cũng là người quan sát và phát hiện sớm các biểu hiện đặc biệt của con. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện, trung tâm y tế để chuẩn đoán đúng tình trạng của con, đồng thời có biện pháp giáo dục và can thiệp phù hợp.
Dù là những đứa trẻ đặc biệt, nhưng trẻ tự kỷ cũng cần được học tập, vui chơi và cần có sự hỗ trợ để hoà nhập được với cuộc sống. Vậy nên khi xây dựng một chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ cần phải đảm bảo việc giúp trẻ học tập và can thiệp để cải thiện tình trạng của trẻ.
Các yếu tố chính cần quan tâm trong giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ:
• Giúp trẻ phát triển kỹ năng: ngôn ngữ, hành vi, giao tiếp
• Cải thiện khả năng thần kinh: các phương pháp y học (châm cứu, xoa bóp, thiết bị y tế…)
• Cải thiện thể trạng và tác động đến thần kinh bằng các kỹ thuật sinh học.
Các phương pháp can thiệp giáo dục: ABA (Phân tích hành vi ứng dụng), PECS (Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh), TEACCH (Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp), SI (Hòa nhập cảm giác), OT (Occupatoin Therapy – Hoạt động tri liệu), Social story (câu chuyện xã hội), Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói”, Phương pháp hình thành, Phương pháp xâu chuỗi…
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là một công việc đòi hỏi sự kiên trì từ phía nhà trường lẫn gia đình, từng bước, từng bước giúp trẻ giảm dần các hành vi đặc biệt, giúp trẻ phục hồi các chức năng,…
Sự quan sát, nhận biết sớm tình trạng của trẻ tự kỷ và có liệu trình giáo dục phù hợp sẽ có thể “cứu” được đứa trẻ ấy thoát khỏi thế giới cô đơn của chính mình. Giúp đứa trẻ được hoà nhập vào với đời sống bình thường, học tập và cống hiến các khả năng của mình.
Công việc giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là rất quan trọng, cần được cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa, có cái nhìn chính xác về hội chứng này, hỗ trợ trẻ tự kỷ hoà nhập dễ dàng hơn.
Xem thêm :
Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ
Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool