1. “Chúng mình học những thứ khác nhau, và bằng những cách khác nhau. Điều đó không có nghĩa là mình có chỉ số IQ thấp hơn.”
Một số khảo sát về trí tuệ cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ thường có kết quả thấp hơn so với những đứa trẻ khác. Điều đó có nghĩa là trẻ tự kỷ thường kém thông minh hơn, chỉ số IQ thấp hơn?
Không phải vậy! Chúng ta cần biết rằng bài đánh giá năng lực trí tuệ không hoàn toàn chính xác cho tất cả mọi người, ngay cả người bình thường, kết quả này cũng không phản ánh hết năng lực thật sự của họ. Với trường hợp dùng để đánh giá trí tuệ của trẻ tự kỷ, độ sai lệch càng cao hơn, vì một số lý do:
Vậy nên, bạn tuyệt đối không nên quy chụp trí tuệ của trẻ tự kỷ, hay có thái độ xem thường, miệt thị chúng. Chúng có thể rất thông minh, chẳng hạn như những đứa trẻ bị hội chứng Asperger – một dạng tự kỷ thông thái - chỉ là không biết cách thể hiện mình thôi.
2. “Mình muốn mọi người tiếp cận và trở thành bạn của mình.”
Những đứa trẻ tự kỷ cũng rất hiếu động, cũng ham thích chơi đùa, đặc biệt là khi có người chơi cùng, điều đó thật tuyệt! Sao chúng không chủ động đến chơi với bạn bè nhỉ, chúng sẽ có thêm nhiều bạn hơn? Đó là một thử thách tương đối khó với trẻ tự kỷ. Chúng gặp phải một chút vấn đề trong việc giao tiếp, việc sử dụng ngôn ngữ lẫn, ánh mắt kém hơn những đứa trẻ bình thường nên chúng khá dè dặt khi tiếp cận ai đó trước. Hãy mở lòng trước với những đứa trẻ tự kỷ, chúng cần bạn bè, và rất muốn kết bạn chỉ là chưa biết cách để làm tốt điều đó thôi.
3. “Mình không thô lỗ, chỉ là mình không biết cách giao tiếp tốt.”
Bạn đánh giá thế nào nếu ai đó không thèm trả lời lại bạn trong cuộc nói chuyện? Hay cứ nhìn chăm chăm và chẳng có phản ứng gì thêm? Thật thô lỗ đúng không?
Trẻ tự kỷ chính là “những đứa trẻ thô lỗ” theo cách nghĩ đấy. Thật ra, trẻ tự kỷ không hề thô lỗ tí nào. Một sự bất thường nào đó đã xảy đến trong bộ não của chúng, và ảnh hưởng cả đến việc phát triển ngôn ngữ của chúng nữa. Nghĩa là trẻ tự kỷ không có nhiều vốn từ và kỹ năng giao tiếp bằng trẻ bình thường, thêm vào đó, giao tiếp mắt của chúng cũng kém hơn. Điều đó khiến chúng càng thu mình hơn nữa, và không dám nói chuyện với ai. Chúng có thể đang rất nghe bạn, nhưng lại không thể tỏ ra là mình đang nghe, phản ứng tiếp nhận và phản hồi lại cũng chậm hơn nên cần kiên trì khi nói chuyện với trẻ tự kỷ.
Giờ thì bạn hiểu tại sao trẻ tự kỷ “thô lỗ” rồi chứ? Chỉ là chúng không biết cách giao tiếp tốt thôi. Hãy kiên nhẫn một chút nhé!
4. “Mình khác biệt nhưng mình không đáng bị đối xử khác biệt.”
Dù các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay rất phát triển và các thông tin liên quan đến chứng tự kỷ vô cùng phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về những người tự kỷ. Trong môi trường hòa nhập, những đứa trẻ tự kỷ thường bị đối xử theo cách mà chúng không mong muốn. Điều này có thể làm tổn thương chúng, khiến chúng khó hòa nhập và sống như một đứa trẻ bình thường hơn.
Hãy ngừng những lời xét đoán, chê bai, khi khi hay tỏ ra kỳ thị với những đứa trẻ bị tự kỷ, khi bạn không hiểu rõ về tình trạng và nỗ lực của chúng. Có thể bạn đang cố “giết” một tâm hồn bằng cách cư xử và lời nói tiêu cực của mình đấy. Trẻ tự kỷ cũng muốn được đối xử theo cách thông thường, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Chúng cũng nhận biết được thái độ trong lời nói, cử chỉ của đối phương nên hãy ngừng việc phân biệt đối xử với chúng.
5. “Mình có cảm xúc và mình thật sự quan tâm đến mọi người.”
Trẻ tự kỷ có cách giao tiếp và thể hiện sự quan tâm đến người xung quanh rất khác biệt. Khi nói chuyện, trẻ tự kỷ sẽ tránh nhìn vào ánh mắt, nhưng sẽ rất chú ý vào miệng hay quần áo hay một đặc điểm nào đó trên người bạn. Chúng thể hiện tìm cảm, sự quan tâm không phải bằng mắt và lời nói nên thật khó để nhận biết cảm xúc thật sự của chúng. Nhưng bạn có thể nhận ra một sự quan tâm đặc biệt của trẻ tự kỷ dành cho người mà chúng yêu mến đó là chũng sẵn sàng chia sẻ đồ chơi, cùng chơi, mỉm cười, đụng/chạm vào bạn… và đó là cách những đứa trẻ tự kỷ thể hiện tình cảm, sự quan tâm, phải thật tinh tế bạn thấy được.
Trên đây chỉ là một trong số ít những điều mà trẻ tự kỷ muốn người xung quanh chúng hiểu, thông cảm cho chúng và đón nhận chúng. Vẻ ngoài của những đứa trẻ tự kỷ không phản ánh hết được tâm hồn bên trong chúng, chúng cần được lắng nghe nhiều hơn và kiên nhẫn chăm sóc từ tất cả mọi người. Trẻ tự kỷ cũng đáng được nhận sự hạnh phúc, sự yêu thương như bao trẻ em khác, hãy thông cảm vì sự thiếu sót không may mà cũng đang gặp phải, hãy chấp nhận chúng, đó là điều chúng cần nhất. Có được sự hỗ trợ như thế, trẻ tự kỷ mới có thêm cơ hội để trở lại cuộc sống bình thường, đóng góp và cống hiến những điều tuyệt vời bên trong chúng cho xã hội.
Nếu bạn có con đang học chung lớp với trẻ tự kỷ, hãy khuyến khích con giúp đỡ người bạn tự kỷ ấy. Nếu bạn bè, người thân của bạn có con bị tự kỷ, hãy đón nhận chúng, thể hiện sự lạc quan – tin yêu đứa trẻ ấy như bất kỳ đứa trẻ nào,… Hãy luôn tạo điều kiện cho những đứa trẻ tự kỷ đang nỗ lực hòa nhập, vì chúng là những đứa trẻ tuyệt vời, chỉ là không biết cách thể hiện bản thân thôi. Hãy phổ biến nhưng thông tin này cho mọi người xung quanh, hãy bảo vệ trẻ tự kỷ khi trước những người không hiểu biết về chúng!
Xem thêm
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật
Lời khuyên cho cha mẹ con con rối loạn phổ tự kỷ
Top 3 trường chuyên biệt uy tín dành cho trẻ tự kỷ tại TP.HCM
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/