Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Dấu Hiệu Của Trẻ Chậm Nói – Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

Dấu Hiệu Của Trẻ Chậm Nói – Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

 

dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói chậm phát triển ngôn ngữ

 

Trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi đang phát triển rất nhanh về ngôn ngữ. Khi thấy các dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ cần có hành động ngay để giúp con. Vì các dấu hiệu chậm nói báo hiệu trẻ đang bị chậm hơn về mặt ngôn ngữ với những đứa trẻ khác. Trường hợp xấu của tình trạng chậm nói có thể dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, nhận thức, tư duy của trẻ.

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị chậm nói?

Cha mẹ cần hiểu rằng, nói là một phần của khả năng ngôn ngữ (nói-đọc-viết), khi nói đến trẻ chậm nói có thể hiểu rằng trẻ đang chậm một phần về mặt ngôn ngữ. Mà khả năng ngôn ngữ là rất quan trọng với mỗi con người, tất cả các hoạt động thường ngày đều sử dụng hoạt động giao tiếp (miệng hoặc văn bản)/trao đổi – sử dụng ngôn ngữ rất nhiều. Khi trẻ gặp khó khăn về việc tập nói, trẻ đang bị hạn chế khả năng ngôn ngữ, dẫn đến những khó khăn lớn hơn về giao tiếp, học tập, đọc, viết, tư duy, nhận thức,…

Do đó, khi trẻ bắt đầu quá trình học nói, cha mẹ cần hết sức lưu ý để phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) để kịp thời can thiệp. Quá trình học nói của trẻ thông thường diễn ra như sau:

Các dấu hiệu trẻ chậm nói:

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu chậm nói?

Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, cần tìm rõ hiểu nguyên nhân và chuẩn bị các kế hoạch cụ thể dạy trẻ tập nói. Dưới đây là một số cách có thể giúp cha mẹ dễ dàng dạy con tập nói ngay tại nhà, cải thiện tình trạng chậm của trẻ:

  1. Cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với trẻ

Cha mẹ là người gắn bó và gần gũi nhất với trẻ, nhất là trong giai đoạn hoàn thiện bộ não, hoàn thiện các giác quan và phát triển năng lực ngôn ngữ. Nên cha mẹ là người thấy đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình dạy con tập nói.

Phương pháp ở đây là hãy sớm trò chuyện với con để con làm quen dần với các cuộc giao tiếp, có vốn từ ngữ, kích thích con bắt chước theo. Việc này có thể diễn ra ngay khi con có khả năng tiếp nhận âm thanh, và liên tục làm như vậy đến khi con hoàn thiện việc giao tiếp.

  1. Đọc sách

Cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích, tập các bài hát thiếu nhi đơn giản, các bài đồng dao, kể/mô tả các hoạt động thường ngày cho trẻ nghe,… Thời điểm áp dụng phương pháp này là giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi.

Điều này giúp trẻ tích luỹ vốn từ, học phát âm, luyện tập sử dụng từ/cụm từ/câu dần.

  1. Tạo ra nhiều hơn các cuộc giao tiếp

Hãy hỏi trẻ các vấn đề thường ngày, liên tực tương tác hỏi – trả lời để trẻ học cách phát âm, học các câu, sắp xếp từ ngữ trong câu, luyện tập việc nói

Chơi các trò chơi đóng vai để trẻ trình bày, tự tư duy nói chuyện... vv.

Xem thêm :

Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ

trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

-------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, các ba mẹ có tham khảo tại thông tin sau dưới đây:

Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728

Email: info@steps.edu.vn 

http://www.steps.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)395463532
Hợp tác với