Nói lắp ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường thấy nhất ở trẻ em từ 2 đến 6. Khoảng 75% trẻ em từng hoặc đang bị nói lắp. Tỉ lệ mắc phải nói lắp ở trẻ em cao hơn với các bé trai, và có thể di truyền.
Nói lắp là một triệu chứng liên quan đến rối loạn ngôn ngữ. Khi đứa trẻ nói lắp, chúng khó biểu đạt được suy nghĩa của mình qua lời nói, khó khăn khi giao tiếp và cảm thấy mất tự tin.
Một số cách dưới đây có thể giúp trẻ cài thiện tình trạng nói lắp ngay tại nhà:
Các nghiên cứu thường cho thấy cha mẹ của trẻ nói lắp thường tỏ ra rất thất vọng, khó chịu về tình trạng của con. Điều này không hề có lợi cho chính đứa trẻ và cha mẹ của chúng chút nào. Khó chịu và thất vọng có thể khiến cha mẹ bỏ qua việc tìm hiểu vấn đề thực sự của đứa trẻ là rối loạn tạm thời hay nghiêm trọng hơn. Căng thẳng này có thể khiến đứa trẻ bị áp lực và gia tăng nói lắp.
Nếu bạn đang nói chuyện với đứa trẻ có tật nói lắp, điều quan trọng là giúp chúng nói theo nhịp độ riêng của chúng. Cố gắng để khuyến khích chúng hoàn thành câu chuyện của mình. Luôn tỏ ra lắng nghe và tôn trọng. Việc này giúp chúng khôn bị mất đi sự tự tin, giúp chúng có động lực cố gắng để nói trôi chảy hơn, sự hào hứng có thể tạo ra cả xúc tích cực và giúp ích cho phát âm của đứa trẻ. Sự khuyến khích và động viên của cha mẹ có thể là liều thuốc thần kỳ cho tình trạng của con.
Nói lắp có thể là do suy nghĩ của chúng nhanh hơn khả năng ngôn ngữ - vận động các cơ miệng để phát ra lời nói. Nếu chúng được nói chậm lại, khả năng nói lắp sẽ giảm đi. Cách này còn giúp chúng cải thiện các từ ngữ, cách phát âm và điều chỉnh tốc độ của bộ não với khả năng ngôn ngữ của mình kịp thời, tránh bị nói lắp.
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ có được kỹ năng giao tiếp tốt hơn bằng cách: lên kế hoạch về điều định trình bày, viết ra, sửa đổi các lỗi, đọc đi đọc lại, luyện nói thử và trình bày trước đông người.
Quá trình này có lẽ hơi mất thời gian, nhưng đây là một bài tập hữu ích để trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic của mình. Trẻ có thời gian để suy nghĩ đẩy đủ điều cần nói, sau đó mới phát biểu sẽ hạn chế các lỗi nói lắp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ nói chuyện nhiều hơn, nhưng theo sự hướng dẫn của mình như: nói chậm rãi, phát âm rõ từng từ, điều chỉnh giọng điệu khi nói chuyện,…vv.
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/