Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh hành vi bằng phương pháp ABA

Giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh hành vi

 

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển khá phổ biến ở trẻ em trong 3 năm đầu đời. Hội chứng này không có dấu hiệu thuyên giảm khi trưởng thành, nếu không được can thiệp và trị liệu kịp thời tự kỷ có thể “đeo bám” đứa trẻ đến suốt cuộc đời. Là một chứng rối loạn liên quan đến não bộ và thần kinh nên trẻ mắc chứng này thường gặp phải các khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội biểu hiện qua thông một số hành vi bất thường, hoặc hành vi lặp đi lặp lại. Để điều trị cho trẻ tự kỷ, người ta phải áp dụng rất nhiều phương pháp kết hợp để hạn chế dần các khó khăn về tương tác và nhận thức của trẻ, tăng cường các hành vi và ngôn ngữ cần thiết để trẻ có thể hòa nhập cuộc sống. Một trong số các phương pháp giúp điều chỉnh hành vi được sử dụng phổ biến nhất đó là ABA – Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng.

Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavioral Analysis  - ABA) là gì?

Tác giả của ABA

Phương pháp này được phát triển từ những năm 1960, bới Tiến Sĩ Ivar Lovaas.

Applied Behavioral Analysis  - ABA là gì?

ABA phân chia các nhiệm vụ thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn với rất nhiều các hoạt động, sau đó dạy đứa trẻ và giúp chúng hoàn thành các nhiệm vụ này đến khi ghi nhận được một hành động tốt. Kỹ thuật này nhằm mục đích củng cố hành vi cho trẻ tự kỷ - nghĩa là khuyến khích các hành vi tốt cần phát huy của trẻ, khuyến khích chúng tương tác giao tiếp và loại bỏ dần các hành vi không phù hợp ngăn cản trẻ hòa nhập. Được áp dụng trong việc dạy kỹ năng, dạy tương tác cho trẻ tự kỷ.

Cơ sở của phương pháp phân tích hành vi ứng dụng – ABA?

ABA là phương pháp củng cố hành vi dựa trên nền tảng là hành vi có điều kiện – của Skinner và Pavlov.

Ai sẽ thực hiện ABA cho trẻ tự kỷ?

Liệu pháp này tương đối phức tạp và cần có kiến thức chuyên môn về hành vi. Do đó, thường thì việc triển khai phương pháp này trong giáo dục trẻ tự kỷ được thực hiện bởi các chuyên viên phân tích hành vi có chứng nhận The Board Certified Behavior Analyst® (BCBA), chuyên về tự kỷ. Các chuyên viên này sẽ liên tục thực hiện việc quan sát, ghi nhận, phân tích hành vi của trẻ tự kỷ để xây dựng chương trình trị liệu phù hợp, đồng thời có thể điều chỉnh chiến lược dạy tùy theo năng lực của đứa trẻ.

Một buổi học hành vi ABA sẽ diễn ra như thế nào?

Thời lượng từ 2-3 giờ cho một buổi học như vậy là cần thiết. Và cứ 3-5 phút cho mỗi nhiệm vụ. Sau khoảng 45-60 phút sẽ nghỉ giải lao 10-15 phút.  Cần khoảng 25-40 giờ học ABA mỗi tuần.

ABA cũng thường được sử dụng kèm với Phương pháp Hành vi lời nói (Verbal Behavior) và Liệu pháp phản hồi then chốt (Pivotal Response Treatment) để mang lại hiệu quả toàn diện nhất.

Đã nhiều thập kỷ trôi qua từ khi phương pháp này được hoàn thiện, rất nhiều nhà trị liệu, chuyên viên phân tích hành vi ứng dụng và các chuyên viên giáo dục đặc biệt đã áp dụng trong việc cải thiện hành vi cho trẻ tự kỷ, dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp, các kiến thức, kỹ năng vui chơi và tương tác,…vv. ABA cũng được giảng dạy và hướng dẫn tại nhiều trường học, trung tâm nghiên cứu vì hiệu quả và lợi ích nó mang lại.

Xem thêm

Khiếm thính ở trẻ nhỏ

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật

Lời khuyên cho cha mẹ con con rối loạn phổ tự kỷ

Top 3 trường chuyên biệt uy tín dành cho trẻ tự kỷ tại TP.HCM

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)793485056
Hợp tác với