Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Phương pháp dạy trẻ khiếm thị

Phương pháp dạy trẻ khiếm thị

 

phuong-phap-day-tre-khiem-thi

 

Trẻ khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hỏi, giao tiếp vì trẻ không thể tưởng đượng, ghi nhớ và nhận biết chính xác mọi thứ xung quanh. Để dạy trẻ học cần có phương pháp đúng đắn.

Trọng tâm của các phương pháp dạy trẻ khiếm thị là giúp trẻ tiếp nhận thông tin qua các giác quan còn lại. Theo quy luật bù trừ, khả năng thị giác của trẻ không tốt, nên sự tập trung sẽ chuyển sang các giác quan còn lại, các giác quan này thậm chí nhạy bén hơn người bình thường. Công việc của người dạy trẻ là biến đổi các bài học thông thường có sử dụng thị giác thành các bài học có thể tương tác bằng nhiều giác quan khác.

Dưới đây là một số phương pháp dạy học dành cho trẻ khiếm thị đơn giản, dễ áp dụng mà cha mẹ có thể tham khảo:

Hãy chuẩn bị sách nói cho trẻ thay vì sách giấy thông thường

Trẻ bị khiếm thính nhẹ thì vẫn không thể thấy rõ những thứ chi tiết như tài liệu chữ, vậy nên thay vì “làm khó trẻ” hãy chuẩn bị sách nói hoặc băng đĩa ghi âm sẵn nội dung tài liệu/bài giảng đế trẻ nghe các thông tin cần thiết và quan trọng. Điều này còn giúp trẻ làm quen dần với khả năng nghe, ghi nhớ nhanh hơn.

 

Nếu sử dụng bảng để viết hãy ghi thật rõ và nói thật to điều mà bạn viết lên bảng

Các hình ảnh, sự vật lớn trẻ có thể ghi nhớ tưởng tượng được một phần, bên cạnh đó, việc bạn nói to thông tin bạn ghi chép giúp trẻ nắm bắt tốt hơn, không bị bối rối vì không nhìn ra được hình ảnh đó.

 

Hãy sử dụng nhiều vật liệu cảm quan hơn

Sử dụng các vật liệu, mô hình mô phỏng để trẻ có thể nghe/cảm nhận/ngửi/nếm được cũng rất có ích cho quá trình học hỏi của trẻ. Vì các giác quan của trẻ đều nhạy bén hơn phần giác quan khiếm khuyết, trẻ vẫn có thể tiếp nhận đầy đủ thông tin chính xác và sinh động mà không cần đến thị giác.

Hãy dạy trẻ chữ nổi Braille

Chữ nổi là phương tiện tốt để người khiếm thị tự đọc sách, tự nghiên cứu các vấn đề. Việc sử dụng chữ nổi đồng nghĩa với việc trẻ sử dụng song song 2 ngôn ngữ trong quá trình học, ngôn ngữ mẹ để (hoặc ngôn ngữ được giảng dạy) và ngôn ngữ Braille, trẻ phải liên tục chuyển tiếp thông tin từ tay đến não và chuyển thông tin từ ngôn ngữ này snag ngôn ngữ kia để hiểu. Điều này giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều. Việc tự mình đọc được sách, tự học và nghiên cứu được khiến trẻ tự tin và hứng thú hơn.

Một số lưu ý khác

 

Trẻ khiếm thị vẫn phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Có điều, chúng gặp phải khó khăn với những hoạt động về thị giác. Nếu nhận được sự giúp đỡ chần thành và đúng cách từ gia đình, trường học, trẻ vẫn đủ khả năng để hoà nhập cuộc sống như bao bạn bè khác. Trẻ vẫn có thể tự tin phát triển bản thân, làm những việc có ích cho xã hội.

 

Nếu trường học của trẻ không có cái nhìn đúng về quá trình học của trẻ khiếm thị, gia đình nên cân nhắc việc đưa trẻ đến những trường chuyên biệt để nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia. Hãy yên tâm là ở đây, con bạn vẫn sẽ học đúng chương trình giáo dục chung nhé! Bên cạnh đó, với phương pháp đúng đắn, con bạn sẽ tự tin hơn, vượt qua được những hạn chế của bản thân, tận dụng ưu điểm của mình để trở thành con người tốt nhất. Và bất cứ lúc nào, trẻ muốn, trẻ vẫn có thể tham gia tốt các chương trình học của hệ thống giáo dục chung như bao đứa trẻ khác.

Trường chuyên biệt STEPS – trường học dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

-------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, các ba mẹ có tham khảo tại thông tin sau dưới đây:

Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728

Email: info@steps.edu.vn 

http://www.steps.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)395463532
Hợp tác với