Giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi đứa trẻ. Đây là giai đoạn để trẻ hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình – khả năng cơ bản và quan trọng nhất trong cuộc sống. Đối với các trẻ khiếm thính việc rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ là rất khó khăn. Trẻ cần sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, kiên trì của người dạy và phương pháp phù hợp với vấn đề của trẻ.
Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ cần biết:
Trẻ bị khiếm thính thường không nghe được nhiều loại âm thanh và khó khăn trong quá trình phân biệt cũng như ghi nhớ. Vậy nên trẻ mất rất lâu để nhớ một từ và sử dụng được từ đó. Cách tốt nhất là cha mẹ nên dạy trẻ bắt chước theo mình. Nghĩa là khi phát âm một từ, một câu nào đó, cha mẹ hãy đọc thật chậm và đảm bảo cử động môi thật chính xác. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách để phát ra âm đúng qua các cử động môi, cơ mặt. Hãy dạy trẻ phát âm từ cơ bản và liên tục lặp lại nhiều lần theo những gì nghe được, những cử động hình miệng thấy được để nhớ được cách đọc và tạo ra âm đó.
Đối với các trẻ không mất hoàn toàn năng lực nghe, tức là trẻ vẫn còn khả năng nghe một phần nào đó, trẻ cần được luyện tập để có phản ứng cần thiết trong từng trường hợp. Đối với trẻ bị khiếm thính nặng – chỉ nghe được các âm thanh rất lớn, cần rèn luyện trẻ nhận biết các nguồn âm thanh, nơi xuất phát, và phân biệt các nguồn âm thanh, ý nghĩa. Điều này sẽ giúp ích cho trẻ về sau khi gặp phải các tình huống quan trọng trong cuộc sống. Đối với trẻ bị khiếm thính nhẹ - rèn luyện cho trẻ nhận biết các cuộc trò chuyện, phản ứng hoặc giao tiếp lại để trẻ hoà nhập cuộc sống bình thường dễ dàng hơn, ngoài ra việc rèn luyện còn có thể giúp trẻ phục hồi khả năng nghe.
Sử dụng đồng thời ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu (ngôn ngữ bằng tay) để dạy trẻ. Ngôn ngữ ký hiệu xuất phát từ ngôn ngữ tự nhiên, bản năng của người khiếm thính. Việc dạy đồng thời hai ngôn ngữ này là tương đối dễ dàng. Ngôn ngữ ký hiệu sẽ củng cố ngôn ngữ nói để trẻ hiểu và nghe được chính xác nhất. Rèn luyện liên tục và kết hợp sẽ giúp trẻ bị khiếm thính nói, nghe, đọc được tốt hơn.
Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bị khiếm thính không khác gì với những trẻ bình thường. Khả năng này chỉ bị chậm lại do khiếm khuyết về thính lực của trẻ. Nếu rèn luyện đúng cách, trẻ vẫn sẽ phát triển được ngôn ngữ bình thường, có thể sinh hoạt, giao tiếp được bình thường.
Một lần nữa, cha mẹ và thầy cô hay thật kiên trì khi dạy các trẻ khiếm thính. Hãy tin tưởng chúng, hãy hỗ trợ chúng để chúng có cơ hội bộc lộ khả năng ngôn ngữ của mình, có thêm các cơ hội phát triển bản thân trong tương lai như những đứa trẻ khác.
Xem thêm :
Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ
Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
-------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, các ba mẹ có tham khảo tại thông tin sau dưới đây:
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool