Mỗi đứa trẻ sẽ có một biểu đồ phát triển riêng, chúng có thể chậm hơn bạn bè của chúng, nhưng đó chỉ là tạm thời. Nếu vấn đề chậm phát triển diễn ra lâu và thường xuyên hơn có thể gây ra ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống sau này của đứa trẻ. Chậm phát triển ở trẻ thường liên quan đến các vấn đề ngôn ngữ, kỹ năng vận động. Phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp trẻ cải thiện và phát triển bình thường.
Có 2 nhóm kỹ năng vận động là: vận động thô và vận động tinh.
Vận động tinh bao gồm các hoạt động phức tạm, đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn như: sử dụng viết, chơi các đồ chơi nhỏ,… Vận động thô bao gồm các vận động đơn giản hơn như: chạy, nhảy, leo cầu thang,…
Với từng đứa trẻ, độ tuổi phát triển các kỹ năng có thể chênh lệch nhau một chút. Hoặc chúng có thể chậm các kỹ năng vận động, bù lại là phát triển nhanh hơn các kỹ năng khác. Sự chậm phát triển kỹ năng vận động chỉ được chuẩn đoán khi trẻ phát triển vận động chậm hơn rất nhiều so với các bạn bè và xảy ra với nhiều hoạt động, không cải thiện được sau đó.
Thời gian phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất của trẻ là giai đoạn 3 năm đầu đời, cùng lúc với sự phát triển vượt bậc của bộ não.
Chậm phát triển ngôn ngữ không chỉ đơn giản là chậm nói, việc chậm phát triển ngôn ngữ phức tạp hơn như thế, bao gồm: việc phát âm, lắng nghe, ghi nhớ từ vựng, kỹ năng ghép nối trong câu, ngữ pháp, viết, cử chỉ…vv.
Chậm phát triển ngôn ngữ xảy ra khi trẻ không thể hiểu người khác nói gì, không thể diễn đạt suy nghĩ/ mong muốn,… Biểu hiện đầu tiên thường thấy là các dấu hiệu chậm nói, nhưng càng về sau càng bộc lộ nhiều hơn các yếu điểm ngôn ngữ khác (viết, đọc, nghe – hiểu,….vv.)
Cứ 15-17% trẻ trong độ tuổi len 3 mắc phải một khuyết tật phát triển nào đó. Và hầu hết trong số đó là xảy ra trước khi sinh.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển vì thế tương đối khó xác định. Nhưng các chuyên gia nghiêng về khả năng di truyền, nhiễm trùng/ bệnh tật trước hoặc sau khi sinh trẻ, quá trình sinh bất thường (sinh non, trẻ bị ngạt,…)…
Điều đáng lo ngại nhất là các triệu chứng chậm phát triển này cũng thường đi kèm với các vấn đề bệnh lý khác như: Rối loạn phổ tự kỷ, Bại não, Down, Rối loạn di truyền khác,…vv.
Có thể trị liệu chậm phát triển cho trẻ không?
Có nhiều phương pháp nhằm cải thiện các kỹ năng mà trẻ chậm phát triển thiếu hụt như: vật lý trị liệu, liệu pháp hành vi, giáo dục đặc biệt, can thiệp hành vi, dùng thuốc …vv.
Các phương pháp này được bác sĩ chuyên ra chỉ định sau khi sàng lọc và kiểm tra kỹ vấn đề của con. Một kế hoạch lâu dài để cải thiện tình trạng sẽ được lập ra, và trẻ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia trị liệu, cha mẹ - chắc chắn đứa trẻ sẽ có nhiều cơ hội phục hồi và thành công.
Cha mẹ cần lưu ý rằng, mỗi đứa trẻ có một chiếc “đồng hồ sinh học” khác nhau, quá trình chúng hoàn thiện bản thân qua nhiều kỹ năng có thể sẽ không đồng đều, nên đừng vội lo lắng khi thấy con đang chậm hơn với bạn bè. Hãy thường xuyên quan sát và ghi nhận quá trình “trưởng thành” của con từng ngày/tuần/tháng, thường xuyên đưa con đến các trung tâm ý tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Như vậy, cha mẹ có thể hỗ trợ con kịp thời bất cứ khi nào phát hiện vấn đề chậm phát triển.
Mọi thông tin về trường học, mọi người hãy liên hệ theo thông tin dưới đây:
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool