Rối loạn ngôn ngữ là một hội chứng phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, tỉ lệ xảy ra khá cao so với các hội chứng phổ biến khác – 10-15% (trẻ dưới 3 tuổi). Hội chứng này bao gồm các khó khăn để hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ (đọc, viết, nói), và không liên quan đế khả năng nghe của đứa trẻ.
Chứng rối loạn này tương đối phức tạp khi chuẩn đoán, và dễ bị nhầm lẫn với chậm ngôn ngữ tạm thời ở trẻ em, chứng chậm nói, chậm phát triển khác, tự kỷ …vv. Thông thường phải đợi đến khi đứa trẻ vào giai đoạn ổn định về ngôn ngữ để kiểm tra chính xác vấn đề trẻ gặp phải (khoảng 4-5 tuổi).
Điểm cần lưu ý đó là vấn đề ngôn ngữ không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên, rối loạn ngôn ngữ về lâu dài có thể tác động xấu đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, gây ra các khó khăn trong học tập, đời sống xã hội,… vì vậy, phát hiện sớm và trị liệu sớm sẽ mang lại nhiều cơ hội thành công hơn cho trẻ.
Các triệu chứng phổ biến nhất đó là:
Các triệu chứng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ em giai đoạn hình thành ngôn ngữ. Đó có thể là một vài sự chậm trễ ngôn ngữ bình thường ở trẻ, sau đó sẽ phục hổi bình thường. Hoặc có thể là các vấn đề ít nghiêm trọng hơn như trẻ lười nói, môi trường không khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, một số khó khăn về thính giác,…vv. Cha mẹ đừng nên quá lo lắng khi con có dấu hiệu chậm nói, vì chưa đủ căn cứ kết luận, cần phải theo dõi nhiều hơn nữa.
Trường hợp trẻ mắc phải nhiều các dấu hiệu kể trên đây, trong thời gian dài, không có dấu hiệu cải thiện khi gần đến tuổi ổn định ngôn ngữ, thì cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm để kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?
Một số nguyên nhân được cho là có liên quan đến chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, đó là: Vấn đề thính giác, chấn thương vùng não, tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Cách tốt nhất vẫn là đưa trẻ đến các viện nhi hoặc trung tâm để kiếm tra toàn diện.
Khi đã xác định tình trạng của trẻ, gia đình không nên giữ các mục tiêu và đòi hỏi với trẻ như trước (muốn trẻ nói trôi chạy như bạn bè, có thể phát âm rõ,…vv.). Thay đổi cách giao tiếp với trẻ sẽ là cách rất tốt để trẻ rèn luyện lại các kỹ năng này, trẻ sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên trì từ gia đình: Hãy luôn nói chậm và đủ để trẻ nghe thấy; Kiên nhẫn khi trẻ suy nghĩa câu trả lời; không gây căng thẳng khi trò chuyện; Thử dùng các phương pháp khác (dùng hình ảnh, dùng cử chỉ,… ) để diễn đạt.
Một số liệu pháp chuyên môn có thể hỗ trợ rất tốt cho trẻ: liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp tâm lý.
Các liệu pháp này nên được tiến hành bởi các giáo viên chuyên biệt, chuyên viên trị liệu, những người có chuyên môn về giáo dục đặc biệt cho trẻ em, để có được kết quả tốt nhất. Cha mẹ cũng nên than khảo việc cho con đến học tập tại các trường mầm non chuyên biệt, trường giáo dục chuyên biệt, … để con được giúp đỡ.
Mọi thông tin về trường học, mọi người hãy liên hệ theo thông tin dưới đây:
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 039 546 3532 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool