Sự khác nhau giữa Thiếu chú ý (ADD) và Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Khi bạn thấy một đứa trẻ có dấu hiệu sao nhãng bài tập/công việc, thường mất tập trung trong mọi việc, thì liệu rằng đứa trẻ ấy có bị tăng động giảm chú ý (ADHD) hay là sự thiếu chú ý (ADD)? Làm sao để phân biệt được ADHD và ADD?
Dĩ nhiên là có thể, một số khác biệt cơ bản của hai hội chứng này có thể giúp quý phụ huynh phân định rõ chứng tăng động giảm chú ý (ADDH) và chứng thiếu chú ý (ADD) ở trẻ.
Thông thường người ta dùng cả hai thuật ngữ tăng động giảm chú ý (ADHD) và sự thiếu chú ý (ADD) để chỉ cùng một hiện tượng suy giảm khả năng chú ý ở trẻ, điều này đôi khi đúng. Nhưng không chính xác hoàn toàn. ADHD và ADD cơ bản có mốt ố điểm khác nhau mà mọi người cần hiểu rõ, tránh nhầm lẫn.
ADHD là một rối loạn não bộ, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đứa trẻ ở nhà và ở trường. Biếu hiện là đứa trẻ gặp phải khó khăn khi chú ý và kiểm soát hành vi của mình, chúng thường xuyên hiếu động quá mức. Danh sách một số triệu chứng mà một đứa trẻ mắc ADHD thường gặp phải đó là:
- Không chú ý: các nhiệm vụ/công việc không được hoàn thành tốt. Trẻ thường mơ mộng, không tập trung, không ghi nhớ tốt dù được chỉ dẫn trực tiếp.
- Hấp tấp và bốc đồng: trẻ nhanh chóng ra các quyết định mà không cần suy nghĩ. Hành động nhanh chóng, bộc phát. Chẳng hạn: hay chen ngang lời người lớn, phát biểu trong lớp khi không được phép, hoặc vội vã trong cách trình bày vấn đề.
- Tăng động: trẻ thường nói chuyện liên tục, vận động liên tục ở mức năng lượng rất cao. Trẻ vận động dù cả trong những trường hợp không cần thiết, hoặc không được phép. Thiếu sự kiên trì, không giữ được các nội quy nề nếp. Chẳng hạn: trẻ không thể đợi đến lượt khi xếp hàng, nên trẻ sẽ đùa nghịch gì đó trong lúc chờ. Trong giờ học, trẻ có thể thường chạy nhảy qua lại, đi lòng vòng trong lớp dù không được phép.
Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ, ADHD được chia thành 3 dạng chính là:
(1) ADHD liên quan đến giảm chú ý (ADD).
(2) ADHD liên quan đến sự bốc đồng.
(3) ADHD tăng động và cả giảm chú ý.
(1) ADHD liên quan đến việc giảm chú ý
ADHD liên quan đến việc giảm chú ý, nhưng không liên quan đến vấn đề về vận động liên tục (vận động thái quá, bồn chồn, khó ngồi yên một chỗ). Còn được gọi là ADD. Trẻ được xếp vào dạng này nếu không có nhiều vấn đề về vận động ở mức năng luowjcng cao, thậm chí là hơi nhút nhát, thu mình nhưng gặp khó khăn về chú ý.
ADD được chuẩn đoán nếu trẻ dưới 16 tuổi mắc phải 6 triệu chứng không chú ý trở lên, theo danh sách dưới đây:
- Không thích các nhiệm vụ cần sự tập trung lâu (bài tập về nhà)
- Khó chú ý trong mọi công việc dù ở nhà/ở trường hay những lúc chơi
- Thiếu tính tổ chức, kỷ luật và thường xuyên quên lời người lớn
- Không lắng nghe khi được chỉ dẫn trực tiếp
- Không chú ý các chi tiết
- Quên thường xuyên
- Thường phạm lỗi do bất cẩn
- Làm theo hướng dẫn là một vấn đề khó khăn, phải vật lộn để làm được
- Thường xuyên gặp trục trặc khi chú ý một việc gì đó
(2) ADHD liên quan đến sự bốc đồng
Trẻ được chuẩn đoán dạng này nếu dưới 16 tuổi và mắc phải từ 6 triệu chứng trở lên dưới đây:
- Có câu trả lời trước khi câu hỏi được đọc hết
- Làm gián đoạn người xung quanh (chen ngang lời, gây chú ý, …)
- Nói quá nhiều, liên tục không mệt mỏi
- Luôn cảm thấy bồn chồn không yên
- Đùa nghịch khi không không cần thiết hoặc không được phép
- Không thể yên lặng chơi một mình
- Đứng lên những lúc không cần thiết (khi giáo viên đang giảng bài, giữa bạn bè đang ngồi học nhóm, giữa mọi người đang ngồi xem TV/trò chuyện,…)
(3) ADHD tăng động và cả giảm chú ý
Đây chính là dạng ADHD kết hợp của hai dạng kế trên. Trẻ được chuẩn đoán vào dạng này nếu có các triệu chứng về sự thiếu chú ý, hiếu động, bốc đồng.
Vậy ADD thực chất là một dạng của ADHD, trường hợp ADHD chuẩn đoán là ADD nếu trẻ chỉ có các triệu chứng về suy giảm chú ý, còn các dạng khác của ADHD thì chuẩn đoán sẽ liên quan cả đến sự vận động thái quá hoặc kết hợp giữa vận động gia tăng, nhưng giảm chú ý.
Dựa trên các mô tả chia tiết trên đây, mong rằng quý phụ huynh đã có cái nhìn chi tiết và hiểu hơn để phân biệt giữa các khái niệm ADHD và ADD tránh nhầm lẫn trong các trường hợp chuẩn đoán, chữa trị cho trẻ.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/