DS (down syndrome) và sự thật bạn cần biết
Chắc hẳn nhắc tới hội chứng Down - DS (down syndrome) chúng ta có vẻ không còn xa lạ gì nữa. Có thể thấy, việc chăm sóc một đứa trẻ mắc hội chứng Down hẳn là một thách thức vô cùng to lớn đối với bậc làm cha mẹ. Và điều quan trọng là khi bạn biết con mình bị Down, bạn phải luôn tìm hiểu kĩ về tình trạng cũng như cách chăm sóc và nuôi dạy bé con nhà mình tốt nhất có thể.
Trong bài viết hôm nay, Steps Special School sẽ tóm tắt ngắn gọn lại những gì quan trọng nhất về căn bệnh này để mọi người cùng nắm bắt nhé!
1. Tìm hiểu chung về hội chứng Down
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DS (down syndrome) là một hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra, cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể số 21. ... Đây chính là trường hợp thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể. Thống kê cho thấy, cứ 800 - 1.000 trẻ khi được sinh ra thì có 1 trẻ bị mắc hội chứng Down. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết thêm, đó là nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ hoặc người thân mắc hội chứng down thì đứa bé được sinh ra cũng sẽ bị bệnh down.
Căn bệnh này gây ra sự chậm phát triển tâm thần ở trẻ, khiến cho các bé trở nên khù khờ, mất khả năng học hành . Đây là chứng rối loạn di truyền hay gặp nhất ở các trẻ sơ sinh và cũng là loại rối loạn dễ bị bỏ sót nhất trong quá trình siêu âm. Do bệnh không thể chữa khỏi được nên đã trở thành một mối trăn trở, lo lắng rất lớn của nhiều gia đình. Ngày nay, với sự phát triển hiện đại, tiên tiến của y học, các bác sĩ có thể phát hiện được 90% các trường hợp mắc hội chứng Down từ khi các bé chỉ mới được 11 đến 13 tuần, 6 ngày trong bụng mẹ.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng bệnh Down
Có thể bạn chưa biết, đối với một cơ thể bình thường thì sẽ có 46 nhiễm sắc thể, sắp xếp theo từng cặp. Một nửa trong số đó là chúng ta được thừa hưởng từ người cha và nửa còn lại từ mẹ. Chính vì vậy, nhiễm sắc thể mang các gen sẽ quy định nên sự hình thành và phát triển của cơ thể.
Tuy nhiên, những bé mắc chứng bệnh Down - DS (down syndrome) lại sở hữu tới 47 nhiễm sắc thể, đồng nghĩa với việc cơ thể các bé thừa một cặp nhiễm sắc thể số 21- thủ phạm gây ra căn bệnh Down. Việc thừa 1 cặp nhiễm sắc thể sẽ làm cho mỗi gen sản sinh ra nhiều protein hơn mức bình thường, dẫn đến tình trạng suy yếu cả trong nhận thức và thể chất.
Nguyên nhân gây ra cặp nhiễm sắc thể thừa là do quá trình không phân li, chúng không tách ra trong quá trình hình thành trứng (hay tinh trùng). Và khi trứng, tinh trùng bất thường hợp lại để tạo thành phôi, phôi đó sẽ có đến ba nhiễm sắc thể số 21 thay vì hai như bình thường.
3. Các triệu chứng thường gặp của bé bị hội chứng Down
Những bé bị mắc bệnh Down - DS (down syndrome) sẽ có những dấu hiệu thể chất điển hình mà bạn dễ dàng nhận thấy như:
- Mắt xếch, đôi khi bị lác, mắt hơi sưng và đỏ. Đặc biệt, trong lòng đen mắt có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát, có thể mất đi sau 12 tháng tuổi.
- Mặt dẹt, trông ngờ nghệch
- Mũi nhỏ và tẹt, lưỡi quá to so với miệng
- Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng
- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to
- Hình dáng tai bất thường.
- Phần đầu thường ngắn và bé
- Gáy rộng và phẳng.
- Cổ ngắn, vai tròn.
- Miệng trễ và luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài
Bên cạnh đó, người mắc chứng bệnh Down thường có nguy cơ mắc một số bệnh khác cao hơn so với các trẻ bình thường khác như:
- Trào ngược dạ dày, thực quản; gặp vấn đề về thính lực và thị lực, một số ít mắc ung thư máu.
- Bệnh lý về hệ tim mạch: Khoảng ½ số trẻ sinh ra bị Down gặp vấn đề về tim mạch, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt
- Rất hay bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm phế quản.
4. Trẻ em bị Down liệu có thể phát triển như người thường?
Có thể bạn chưa biết, mặc dù chậm phát triển nhưng những bé mắc chứng Down vẫn có thể phát triển như bao đứa trẻ khác. Chính vì vậy, nếu các bé được tham gia vào chương trình can thiệp sớm thì các bé vẫn có thể phát triển bình thường. Cá bé vẫn có thể đi học, đọc, viết, làm toán bình thường như các bạn cùng trang nứa.
Hiện tại trên địa bàn Tp.HCM có Trường giáo dục chuyên biệt Thảo Điền ngụ tại quận 2, áp dụng nhiều chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho các bé bị tự kỷ, hội chứng Down - DS (down syndrome), khuyết tật, thiểu năng,... Nên quý bậc phụ huynh quan tâm có thể tìm hiểu và đưa con em mình đến học tập nhằm giúp các em khắc phục những khuyết điểm và có cơ hội phát triển, hòa nhập với xã hội.
Nếu các bậc phụ huynh có bất kỳ câu hỏi nào về chương trình học, khóa học chuyên biệt nào cho bé xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/