Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Khám phá thế giới của trẻ tự kỷ

khám phá thế giới của trẻ tự kỷ

Bất cứ bậc cha mẹ nào, dù tri thức hay lao động, dù giàu có hay khó khăn cũng luôn dành cho con tình thương yêu vô bờ, hơn bất cứ điều gì trên đời. Từ những ngày đầu con bạn cất tiếng chào đời, và chắc chắn rất lâu trước đó, bạn đã có hàng trăm hy vọng, mơ ước và kế hoạch khác nhau dành cho con. Có thể đơn giản như việc ôm ấp, chăm sóc hay chơi cùng con. Nhưng khi con được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ, chắc bạn sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng, bởi những triệu chứng của hội chứng này sẽ kìm hãm sự phát triển của con. Và bạn sẽ cảm thấy những cánh cửa tương lai như bị đóng sầm lại trước mắt đứa con yêu dấu.

Cùng xem lại những biểu hiện của hội chứng tự kỷ ở trẻ

Hầu hết mọi người đều đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi cần phải làm gì để thay đổi hành vi của con?” mà không hiểu và cảm nhận được những gì con đang trải qua. Nếu bạn cứ cố gắng thay đổi hành vi của con thì con lại càng trở nên khó tiếp xúc và có những phản ứng ngược lại. Bạn cần thay đổi câu hỏi thành: “Tôi cần phải làm gì để tạo được mối quan hệ với con?” Một khi đặt ra câu hỏi này, tất cả mọi thứ sẽ thay đổi. Toàn bộ phương thức của chúng ta sẽ thay đổi.

Hòa mình vào thế giới của con, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc mà con đang trải qua. Bạn không cần cố gắng tập trung vào việc làm sao để nhìn mọi thứ dưới cái nhìn của con, nhưng bạn hãy thử tưởng tượng, với từng tương tác nhỏ mà bạn có với con, hãy nghĩ xem con thực sự cảm thấy như thế nào. Khi bạn cấm con thực hiện hành vi lặp đi lặp lại, con sẽ cảm thấy như thế nào? Khi bạn đưa con đến một công viên ồn ào, đông đúc, mong muốn con làm quen với thế giới bên ngoài, còn con đưa tay bịt tai lại, bạn nghĩ con cảm thấy ra sao?... Tất cả những việc chúng ta làm là tạo sự tương tác và tạo mối quan hệ. Bạn muốn con thấy thế giới của chúng ta cực kỳ hấp dẫn và thú vị, bạn muốn con cảm thấy vui vẻ khi tiếp xúc với người khác,... Thông thường, bạn sẽ chủ động làm người thầy hướng dẫn cho con cách làm quen với thế giới. Tuy nhiên, với tâm lý của trẻ tự kỷ, con sẽ cảm thấy rằng khi hòa nhập với thế giới ấy, con sẽ phải ngừng tất cả những hành động con yêu thích và làm những hành động con ghét, là phải tương tác với mọi thứ xung quanh. Bạn có nghĩ con đã sẵn sàng thay đổi cho những đòi hỏi này hay chưa?

Thay vì tập trung vào việc khiến con phù hợp với thế giới của bạn, bạn nên trở thành một người học trò trong thế giới của con. Hãy để con bạn trở thành người giáo viên hướng dẫn. Để con thực sự quan tâm đến thế giới của bạn và những người khác, thì trước tiên bạn phải xây dựng lòng tin và tạo một liên kết dựa trên những điều kiện phù hợp với con. Chỉ khi đó, bạn mới có thể đưa con trở về với thế giới của bạn.

Vậy làm thế nào để hòa mình vào thế giới của con?

Khi con thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại, thay vì cố gắng ngăn chặn những hành vi đó, bạn hãy cố gắng làm y như con. Khi con xếp các hình khối thành hàng, bạn sẽ lấy một vài hình khối cho riêng mình và cũng xếp chúng thành hàng. Nếu con vừa lắc cây bút vừa tạo ra âm thanh, bạn cũng sẽ làm giống hệt thế. Khi con có những hành vi lặp đi lặp lại như thế, bạn sẽ thực hiện cùng con. Một khi bạn đã hòa mình cùng con theo cách này, bạn sẽ thấy một kết quả không ngờ, đó chính là việc hòa mình cùng con không làm tăng hành vi lặp đi lặp lại của con. Bạn càng “hòa mình” cùng con càng nhiều, thì con lại càng ít thực hiện hành vi lặp đi lặp lại hơn. Con sẽ nhìn bạn nhiều hơn và dần ít quan tâm đến các hành vi mà trước đây con rất muốn làm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến thái độ của mình trong khi hòa mình cùng con. Bạn hòa mình không phải để chứng minh cho con thấy bạn có thể sao chép, bắt chước. Bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và thế giới của con. Bạn yêu con hơn bất kì thứ gì khác. Hòa mình là cách bạn sẽ thể hiện tình yêu theo cách mà con có thể cảm thấy và nhìn thấy. Điều này nghĩa là bạn phải tập trung vào việc cảm nhận nó. Bạn sẽ muốn đặt cả sự tập trung vào tình yêu dành cho con và tôn trọng thế giới của con. Khi con dừng hành vi lặp lại của con, con có thể nhìn thấy bạn rất yêu con ở ngay trước mắt. Con rất thông minh và nhạy cảm, con có thể biết được sự khác biệt giữa việc bạn chỉ muốn bắt chước hay bạn thực sự hòa mình cùng con. Và chắc chắn bạn cũng sẽ biết điều này.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)395463532
Hợp tác với