Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Những thực phẩm mà trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh

Những thực phẩm mà trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh

 

Thống kê những năm gần đây cho thấy các trường hợp trẻ mắc tăng động giảm chú ý đang gia tăng. Hiện nay tỉ lệ này là 7%  trên tổng số trẻ em thế giới. Tăng động giảm chú ý cũng xuất hiện cả ở người lớn nếu không được phát hiện sớm và điều trị từ nhỏ, tỉ lệ này cũng đang rất lớn 4-6% dân số.

Tăng động giảm chú ý đôi khi bị xem nhẹ vì hội chứng rối loạn này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng thấy rõ. Tuy nhiên, các triệu chứng mà tăng động giảm chú ý gây ra sự đảo lộn, khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải không thua kém gì việc ảnh hưởng sức khỏe.

Vẫn chưa có cách để trị dứt điểm hội chứng này, tuy nhiên có thể kiểm soát được các triệu chứng để cuộc sống của người bị tăng động giảm chú ý thấy dễ chịu hơn. Các liệu pháp thường được nhắc tới gồm: Thuốc, Liệu Pháp Hành Vi, Liệu Pháp Tâm Lý, Đào Tạo Kỹ Năng. Và còn một liệu pháp khác nữa luôn được khuyên sử dụng kèm theo các liệu pháp chính – đó là liệu pháp về chế độ ăn uống.

Một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh có thể trực tiếp tác động đến hệ thần kinh, giúp người mắc chứng tăng động giảm chú ý có thể điều chỉnh được hành vi tốt hơn, tăng khả năng ghi nhớ tập trung – giảm thiểu các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ quan tâm đến những loại thực phẩm nào nên ăn mà quên rằng có những loại thực phẩm cần tránh, đó là một sai lầm phổ biến khi chữa trị tăng động giảm chú ý theo cách tự nhiên này, dẫn đến khó có được hiệu quả mong muốn.  Và do đó, cần bổ sung ngày vào sổ tay, một số lưu ý cần tránh về thực phẩm sau đây:

Các loại chất hóa học có trong thực phẩm

Các hóa chất này thường hay xuất hiện trong: kem đánh răng, kẹo, nước sốt đóng chai/hộp, trái cây đóng hộp, nước trái cây đóng chai, …vv. Các chuyên gia cho rằng, các loại màu thực phẩm có thể làm tình trạng hiếu động thái quá của trẻ gia tăng.

Các thực phẩm như: đồ uống có gas, nước sốt và gia vị thường chứa chất bảo quản. Và chất này ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý.

Các hóa chất trong thực phẩm dù không bị cấm sử dụng, nhưng vẫn luôn được các cơ quan ý tế, chính phủ kiếm soát việc sử dụng - chỉ những loại cho phép, và khuyến khích các nhà sản xuất không sử dụng. Đồng thời tuyên truyền và nguy cơ có hại cho sức khỏe của các chất này đến người tiêu dùng. Chúng ta cũng có thể tự nhận thấy khả năng nguy hại của các chất trên này với sức khỏe của tất cả mọi người trong gia đình, và cả với trẻ tăng động giảm chú ý.

Đường

Nếu bạn nghe nói rằng trẻ bị tăng động giảm chú ý được sử dụng đường, thì vẫn chưa đủ. Chỉ những loại đường phức mới nên được sử dụng với trẻ. Trái ngược lại là đường đơn – còn gọi là đường nhanh, một loại đường mà cơ thể hấp thu nhanh, tạo ra năng lượng ảo cho trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Làm gia tăng các hành vi vận động thái quá.

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường đơn là: xi – rô, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,…

Salicylat

Một chất thường thấy trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt mà một thành phần cần tránh đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Thực phẩm có chứa: áo, bơ, quả việt quất, bông cải xanh, anh đào, ớt, dưa chuột, nho (bao gồm cả nho khô), cà tím, sung, bưởi, nho, kiwi, cam thảo (nhất là thảo mộc), đào, mận, củ cải, nhóm quả mọng, rau bina, nghệ và nhóm bầu bí. Các loại thực phẩm này dù có chứa một lượng chất chất không tốt, nhưng vẫn còn rất nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn, hãy hỏi bác sĩ thật kỹ về cách sử dụng và liều lượng trong bữa ăn.

Thực phẩm gây dị ứng với trẻ

Các loại thực phẩm gây dị ứng dù có tốt và nhiều dinh dưỡng đến thế nào thì vẫn là liều thuộc độc với cơ thể của người bị dị ứng. Cha mẹ cần tìm hiểu xem liệu con có dị ứng loại thức ăn nào đó không?

Một số loại thực phẩm trong danh sách gây dị ứng hàng đầu: sữa, cá, đậu nành, đậu phộng, lúa mì,…

Trên đây là một số loại thực phẩm không tốt cho chế độ ăn uống trị liệu của người bị tăng động giảm chú ý được các chuyên gia khuyến cáo.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, vẫn còn rất nhiều loại thực phẩm khác có thể không tốt đối với tình trạng của trẻ mà cha mẹ nên tìm hiểu theo thói quen và sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch thực đơn tốt hơn, vì trẻ không chỉ cần khỏi bệnh, mà chúng còn cần có đủ dinh dưỡng và năng lượng để khỏe mạnh và phát triển nữa. Hãy tự trang bị thêm các kiến thức về dinh dưỡng để chọn lựa được các loại thực phẩm an toàn nhất.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)793485056
Hợp tác với