Phương pháp SONRISE là gì?
Đây là một phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ ngay tại nhà được vợ chồng Barry Kaufman và Samaria Kaufman thiết kế để giúp đỡ chính đứa con trai Raun – mắc chứng tự kỷ nặng của mình. Raun chính là
Phương pháp này là chìa khóa để các bậc cha mẹ mở cách cửa dẫn vào thế giới của đứa trẻ tự kỷ. SONRISE cũng hướng dẫn cách để người chăm sóc trẻ tự kỷ có thể hiểu được ngôn ngữ và giao tiếp được với trẻ tự kỷ.
Câu chuyện về tình yêu thương – nền tảng xâu dựng phương pháp SONRISE
Năm 1974, sau khi sinh Raun – đứa con trai thứ 3 của mình, chưa kịp vui mừng chứng kiến con lớn khỏe mạnh thì 18 tháng sau, Barry và Samaria nhận được chuẩn đóan từ bác sĩ rằng Raun bị tự kỷ nặng, IQ chỉ khoảng 30. Và tin xấu là cậu bé sẽ không thể chữa khỏi được, cậu sẽ mãi như thế - không thể cười đùa, không thể nói chuyện, giao tiếp, không thể kết bạn, không thể đến trường,…vv.
Barry và Samaria dù rất buồn, nhưng họ vẫn chấp nhận tình trạng tự kỷ của Raun. Họ vẫn sẽ yêu thương và chăm sóc cậu bé tận tình, như những gì họ đã dành cho 2 chị của cậu. Thế nhưng, có cái gì đó thật đặc biệt ở Raun, một điều gì đó thật đẹp đẽ, thật cuốn hút toát ra từ thân hình bé nhỏ ấy khiến cha mẹ cậu cảm thấy hạnh phúc và muốn được giao tiếp, kết nối với Raun để hiểu hơn về cậu. Thế là họ đã tìm mọi cách, áp dụng mọi phương pháp mà họ tìm thấy để nói chuyện với Raun. Và phương pháp SONRISE đã ra đời như thế, trong sự tuyệt vọng vì không thể giúp đứa con trai bé bỏng của mình, nhưng tuyệt đối không từ bỏ của cặp vợ chồng Barry. Kết quả như tất cả mọi người đều đã chứng kiến Raun – cậu bé tự kỷ đã chóng lành bệnh chỉ một vài năm sau đó. Và giờ, Raun Kaufman hiện là giám đốc điều hành trung tâm điều trị tự kỷ theo phương pháp SONRISE tại Mỹ. Raun hiện khá bận rộn với các buổi thuyết trình, chai sẻ, hoạt động thiện nguyện và công việc giảng dạy để giúp đỡ hàng triệu đứa trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ.
Các nguyên tắc của phương pháp SONRISE
SONRISE hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc chính sau đây:
1. Tạo lập môi trường ít phân tâm nhất để “tiếp cận” trẻ
Ban đầu, cần cố gắng chuẩn bị cho trẻ một nơi để học tập đảm bảo an toàn và ít phân tâm nhất có thể để theo dõi mọi hanh vi, thói quen của trẻ. Để giao tiếp được với trẻ, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ cần biết rõ tính cách, sở thích, tình trạng và những ngôn ngữ cử chỉ không lời của con.
Môi trường ít phân tâm cũng nhằm đảm bảo rằng trẻ không bị kích động hoặc thu hút không cần thiết như: âm thanh TV, âm thanh từ điện thoại, tiếng nói chuyện,…vv. Đó là những yếu tố cần thiết ban đầu để tạo nên môi trường học SONRISE.
2. Bắt chước mọi hành vi, ngôn ngữ của trẻ khi trẻ tập chung chơi đùa, khám phá
Điểm mấu chốt của SONRISE là người dạy trẻ sẽ biến mình thành một “bản sao” của đứa trẻ. Tại sao lại vậy? Với SONRISE, tác giả tin rằng, trong một môi trường thân quen, với những người giống mình, đứa trẻ tự kỷ sẽ dễ mở lòng hơn.
Người dạy trẻ cần bắt chước tất cả các hành vi, âm thanh của đứa trẻ khi chúng đang chơi, đang học, đang sũy nghĩ,…vv. Nếu chúng nhảy, hãy nhảy theo chúng, nếu chúng cười, hãy cười theo, nếu chúng chơi với đồ chơi theo cách đặc biệt nào đó, hãy chuẩn bị đồ chơi giống vậy và chơi theo cách đó,…vv.
Nghe có vẻ “kỳ cục” nhưng đó là cách mà SONRISE tạo ra các kết nối ban đầu giữa đứa trẻ với người dạy chúng. Nhiều người cho rằng làm vậy là khuyến khích đứa trẻ lặp lại nhiều hơn hành vi tiêu cực của mình, nhưng không phải vậy, SONRISE chỉ đang cố biến thế giới của người dạy trẻ trở nên giống như thế giới của đứa trẻ tự kỷ. Để chúng nhận thấy sự có mặt của một người khác trong thế giới cô độc của mình. Đây là bước đầu để bắt cuộc mọi cuộc giao tiếp.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt rất kém là do sự thờ ơ trong ánh nhìn của trẻ. Đó là lý do mà SONRISE cần có nguyên tắc thứ 3 này: Giao tiếp bằng mắt với trẻ tự kỷ. Khi hai nguyên tắc trên đây được thực hiện trôi chảy, nghĩa là đứa trẻ đã sẵn sàng để giao tiếp. Trẻ nhận biết được sự quan tâm của người dạy trẻ, khi trẻ có phản ứng lại như chia sẻ đồ chơi, hay quan sát, cười đùa với người đó,… nghĩa là trẻ chấp nhận họ và coi họ như người bạn, người đồng hành, đủ tin tưởng và không còn đề phòng nữa. Hãy tranh thủ những lúc đứa trẻ dừng lại để ngắm nhìn bạn để giao tiếp mắt với nó. Hãy thể hiện tình cảm không chỉ bằng các hoạt động mà còn bằng ánh mắt nữa.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ SONRISE. Phương pháp này đã trải qua hàng chục năm chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, với nhân chứng tiêu biểu về tính hiệu quả chính là cậu bé Raun – người đang nỗ lực vì sự nghiệp giáo dục trẻ tự kỷ của toàn thế giới. Về hiệu quả, dù bị rất nhiều người chê bai và nghi ngờ về khả năng của phương pháp, song lợi ích và SONRISE đã và mang lại cho hàng triệu người là không thể chối bỏ. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ, bạn có thể tìm hiểu thêm về SONRISE.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/