ADHD là chữ viết tắt của thuật ngữ Attention deficit-hyperactivity disorder, dịch sang tiếng Việt là rối loạn tăng động giảm chú ý. Biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là không chú ý, khó tập trung khi học và chơi, không theo kịp và hoàn thành các việc được yêu cầu, tránh né, không thích làm những việc cần tập trung trí tuệ, thường bị phân tâm do kích thích bên ngoài,...
Chúng ta thường hiểu lầm rằng chứng rối loạn tăng động giảm chú ý chỉ xảy ra ở trẻ em không có khả năng chú ý trong khi đi học. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi Boston và Bệnh viện Mayo đã thay đổi quan niệm của chúng ta về chứng rối loạn quá phổ biến này. Nghiên cứu của hai bệnh viện này được tiến hành trên 5718 trẻ, trong đó có 367 trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và kết quả các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng:
- Hai mươi chín phần trăm (29%) trong số 367 trẻ bị ADHD vẫn có các triệu chứng rối loạn khi đến tuổi trưởng thành, và 81% phần trăm những người trưởng thành này có ít nhất một chứng rối loạn tâm thần khác.
- Rối loạn xảy ra phổ biến nhất là lạm dụng dược chất, rối loạn nhân cách xã hội, lo âu và trầm cảm nặng. Chỉ có 35% trẻ em không bị ADHD đã mắc ADHD khi trưởng thành.
- Bảy trong số 367 trẻ bị ADHD đã tử vong khi các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi, ba trong số họ tự tử, cho thấy tỷ lệ tự sát cao hơn so với nhóm trẻ không bị ADHD.
Một trong những nhà nghiên cứu đã phát biểu rằng: “Chỉ có 37,5% trẻ em trong nghiên cứu không có những biểu hiện rối loạn này khi trưởng thành”. Đây là một số liệu thống kê nói lên sự cần thiết phải điều trị lâu dài cho trẻ bị ADHD vì chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng có thể xảy ra với trẻ bị ADHD và cả những trẻ không bị ADHD khi trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu ADHD đã ví ADHD như một căn bệnh mạn tính. Những trẻ trong nghiên cứu phần lớn là tầng lớp trung lưu, được giáo dục và chăm sóc chu đáo. Trong điều kiện giáo dục và chăm sóc tốt nhất, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng không hoàn toàn châm dứt, nhưng thậm chí còn kéo dài đến khi trẻ trưởng thành nếu không được điều trị lâu dài và xuyên suốt. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng cha mẹ có con bị ADHD nên đảm bảo con của họ được điều trị và chăm sóc tốt nhất có thể, và luôn duy trì đến khi con trưởng thành. Họ cũng cho rằng trẻ em bị ADHD nên được hỗ trợ về điều kiện học tập và các điều kiện liên quan, cũng như được giáo dục về việc lạm dụng dược chất, trầm cảm và lo lắng.
Chứng rối loạn giảm chú ý ở trẻ nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến một số vấn đề sau: khó khăn trong việc học tập và hoạt động ở trường học, bao gồm cả vấn đề về đọc, đánh vần, toán và viết; khó khăn khi phải giải quyết các tình huống xã hội và các mối quan hệ cá nhân; thực hiện những hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như lái xe thất thường và sử dụng ma túy; rối loạn nhân cách; ... Những biến chứng này kéo dài rất lâu và có thể xảy ra những hậu quả không mong muốn.
Là những bậc cha mẹ, chúng ta hãy cùng con vượt qua những khó khăn của chứng rối loạn giảm chú ý nếu con bạn đang mắc phải chứng rối loạn này. Hãy luôn dành cho con sự giáo dục và chăm sóc tốt nhất, và duy trì chúng đến khi con trưởng thành, vì ADHD không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn kéo dài trong suốt chặng đường trưởng thành của con bạn.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/