Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Bệnh động kinh ở trẻ em và những cách xử trí kịp thời

Bệnh động kinh ở trẻ em và những cách xử trí kịp thời

Bệnh động kinh và các nguyên nhân gây ra

Là các cơn phóng điện quá mức và bất chợt của não bộ. Cụ thể, các tế bào thần kinh liên kết với nhau qua các xung động điện, các tín hiệu điện. Các liên kết thần kinh này điều khiển các hoạt động của cơ thể. Khi xảy ra bất thường trong hoạt động của các tế bào thần kinh, gây ra hiện tượng phóng điện – tạo ra các xung động điện quá mức và biểu hiện là các cơn động kinh, co giật, hoang tưởng, mê man, tê liệt tạm thời, mất ý thức.

Có khoảng 2% dân số bị động kinh, mỗi năm trung bình có thêm 50 trường hợp mắc phải mới được chuẩn đoán – tỉ lệ là 50/100.000 dân. Tần suất mắc phải động kinh ở trẻ em là rất cao, lên đến 75%.

Bệnh động kinh ở trẻ em là một bệnh lý mãn tính phổ biến. Chiếm 0.5 – 1% trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Xu hướng đáng lo ngại là những năm gần đây tỉ lệ bệnh động kinh ở trẻ em đang gia tăng. Theo ThS. BS Nguyễn Hữu Sơn – Trung tâm Nhi Khoa – Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Các vấn đề sản khoa, bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý trong giai đoạn thai kỳ, các bệnh lý có ảnh hưởng đến thần kinh trung ương của trẻ,… để lại nhiều di chứng cho trẻ, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gia tăng số trường hợp trẻ bị động kinh hiện nay.

Các triệu chứng của bệnh động kinh?

Tùy vào vũng não bộ bị tổn thương hoặc dạng động kinh mà trẻ mắc phải mà biểu hiện của triệu chứng động kinh của trẻ cũng khác nhau. Một số biểu hiện chung phổ biến dễ nhận ra như:

Khi thấy các biểu hiện trên đây xuất hiện ở trẻ, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. Với một số phương pháp như điện não đồ, chụp cộng hưởng MRI an toàn, giúp chuẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ để điều trị.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đến hoạt động và sự phát triển của trẻ

Đây là một căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy cơ tử vong cao. Do các cơn động kinh thường đến bất chợt nên cả người bệnh lẫn gia đình không thể kịp thời phản ứng dễ dẫn đễn trường hợp trẻ trong cơn động kinh bị va/té vào các vật sắc nhọn, bị nghẹt thở, các tai nạn khác,…

Thời điểm trẻ lên cơn động kinh không thể dự báo trước nên bất cứ ở đâu, nguy cơ trẻ gặp phải tai nạn đều là rất cao. Các cơn động kinh này ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày của đứa trẻ (tùy vào mức độ) như: mất ngủ, ngủ không ngon, mất ý thức, ói mửa, …

Nếu được điều trị đúng cách 70% cơ hội trẻ sẽ khỏi hoàn toàn, ngược lai, hiểu biết về động kinh sai, chăm sóc trẻ không đúng cách, di chứng để lại ảnh hưởng đến não bộ của trẻ là rất lớn, trẻ khó có được cơ hội phát triển bình thường.

Xử trí khi trẻ bị động kinh

Một số lưu ý xử trí kho trẻ lên cơn động kinh:

  1. Bình tĩnh đặt trẻ nằm xuống, đầu hơi cao về nghiêng một bên tránh sặc đường thở. Việc bình tĩnh là rất quan trọng vì giúp có thể tỉnh táo và nhanh nhạy giúp trẻ được an toàn, tránh xa khu vực nhiều vật sắc nhọn, nguy hiểm; di chuyển trẻ đến nơi thông thoáng.
  2. Móc thức ăn trong miệng ra (nếu có) và không cho trẻ ăn uống thêm gì cả
  3. Nới lỏng quần áo trẻ đang mặc nhất là các vùng cổ, thắt lưng,… để trẻ dễ thở

Tuyệt đối không:

Bệnh động kinh có lẽ không phải là một căn bệnh quá xa lạ với đời sống hiện nay, khi mức độ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trong cộng đồng vẫn còn rất ít người có hiểu biết chính xác về căn bệnh này, cũng như hiểu biết về cách chăm sóc – xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn động kinh – tỉ lệ trẻ có thể khỏi hẳn động là rất cao. Mong rằng, không chỉ các bậc phụ huynh mà tất cả mọi người đều nên tìm hiểu và trang bị các kiến thức về chứng bệnh phổ biến này để kịp thời giúp đỡ trẻ, điều trị kịp thời, không bỏ sót các cơ hội giúp trẻ phục hồi toàn diện.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)395463532
Hợp tác với