Một số vấn đề thường gặp về chậm phát triển ở trẻ 3 - 5 tuổi
Mội đứa trẻ có một tốc độ phát triển tự nhiên của riêng mình. Nghĩa là chúng cần có đủ thời gian để làm chủ một kỹ năng hay tích lũy một lượng kiến thức nào đó mà lượng thời gian này có thể dài hơn hay ngắn hơn những đứa trẻ khác. Không có ước lượng chính xác cho mỗi kỹ năng mà trẻ đạt được mất bao lâu và hoàn thành như thế nào? Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, một số trường hợp trẻ không có các kỹ năng cơ bản mà những đứa trẻ khác cùng độ tuổi với trẻ đã có hoặc thành thạo có thể là lời cảnh báo rằng trẻ đang gặp phải vấn đề chậm phát triển nào đó.
Một số loại chậm phát triển thường thấy nhất ở trẻ em:
- Chậm về ngôn ngữ
- Chậm phát triển kỹ năng vận động
- Chậm phát triển cảm xúc
- Chậm phát triển tư duy
Các vấn đề chậm phát triển này rất hay xảy ra đối với trẻ trong độ tuổi 3 – 5 tuổi. Đó là vì, trong giai đoạn này trẻ đang bứt phá với rất nhiều kỹ năng, kiến thức, mỗi ngày, khối lượng thông tin, kỹ năng mà trẻ thu nạp là rất lớn. Bên cạnh đó, tiềm năng vô hạn của não bộ ở giai đoạn vàng giúp trẻ cảm thấy dễ dàng học tập và ghi nhớ hơn, do đó mà rất nhanh chóng trẻ sẽ nắm bắt và hoàn thiện các kỹ năng cơ bản nhất như: ngôn ngữ, vận động, cảm xúc và tư duy.
Đối với những đứa trẻ bị chậm phát triển nào đó, trẻ sẽ khó nắm bắt các kỹ năng đó hơn các bạn bè của mình. Thiếu hụt các kỹ năng cơ bản đó khiến quá trình phát triển của trẻ bị chậm hơn.
Với mỗi loại chậm phát triển, trẻ sẽ có các khó khăn, biểu hiện khác nhau, hãy cùn theo dõi tiếp:
Chậm phát triển ngôn ngữ
Phổ biến nhất trong các loại chậm phát triển. Biểu hiện thông thường là nói lắp, ít vốn từ, giao tiếp kém trôi chảy so với khả năng lứa tuổi. Trong khi đó, một đứa trẻ có năng lực ngôn ngữ bình thường sẽ:
3 tuổi
- Nói các từ, cụm từ ngắn, đơn giản
4 tuổi
- Nói được cụm 3 – 5 từ, phát âm chính xác hơn
- Hát được các bài hát đơn giản
- Xưng hô và nói chuyện tốt hơn, thậm chí kể được các câu chuyện
5 tuổi
- Hiểu hầu hết các câu nói đơn giản của người lớn và đối đáp được
- Đặt được câu hỏi
- Nói nhiều và hay đặt câu hỏi, hay kể về một ngày của trẻ
Nguyên nhân trẻ bị chậm về mặt ngôn ngữ có thể là do: vấn đề về lưỡi, vòm họng của trẻ cản trở việc phát âm; Thính giác kém – viêm nhiễm tai hoặc tật về thính giác khiến trẻ nghe không tốt và phải ứng thiếu nhạy biến khi giao tiếp; các chứng bệnh tự kỷ; liệt não;…
Chậm phát triển kỹ năng vận động
Các vấn đề về chậm phát triển kỹ năng vận động của trẻ thường không liên quan đến vấn đề sức khỏe mà liên quan nhiều đến sự phối hợp cơ bắp. Chẳng hạn như các vận động thô, vận động tinh trong các trò chơi, tô màu, vẽ tranh, tự mặc đồ, cầm nắm các vật … trẻ sẽ không đủ “khéo léo” so với năng lực lứa tuổi của mình, trông có vẻ như trẻ thật “vụng về”.
Một đứa trẻ bình thường về kỹ năng vận động có thể:
3 tuổi
- Giữ thăng bằng đi lên/xuống cầu thang
- Chơi với các món đề chơi nhỏ
- Đứng được một chân trong vài giây
4 tuổi
- Nhảy với một chân
- Chạy xe 2 – 3 bánh (xe đạp, các loại xe đồ chơi,…)
- Cầm bút viết
5 tuổi
- Sử dụng kéo trong các hoạt động mĩ thuật, cắt dán
- Thoải mãi dùng bút chì khi vẽ, viết
- Tự thay đồ
- Đứng một chân lâu hơn 10 giây
- Tự đánh răng, vệ sinh cá nhân
Nguyên nhân có thể là do: vấn đề về thị lực; khả năng lập kế hoạch/điều phối hoạt động của não bộ bị trục trặc; các bệnh về cơ; bại não;…
Chậm phát triển về cảm xúc
Phát triển kỹ năng cảm xúc bình thường ở trẻ 3 – 5 tuổi
3 tuổi
- Quan tâm, ham thích chơi với những đứa trẻ khác
- Làm quen được với nhiều người thân hơn
- Giao tiếp mắt tốt
4 tuổi
- Bám khóc khi cha mẹ không cho đi cùng
- Quan tâm đến mọi người xung quanh
- Trả lời khi được hỏi
5 tuổi
- Có thêm nhiều cảm xúc hơn (khóc, mếu, giận,…)
- Muốn vui chơi, hòa nhập với mọi người
Thông thường các chậm trễ về mặt cảm xúc và tương tác xã hội liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. Nếu trẻ bị chậm phát triển về các mặt cảm xúc này, trẻ sẽ rất khó khăn khi ở cùng với bạn bè, người thân. Trẻ sẽ tỏ ra rất hạn chế hoặc vụng về khó tương tác, cư xử, thể hiện biểu cảm, ít quan tâm đến người xung quanh,… Sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp hành vi do bác sĩ hướng dẫn có thể giúp cải thiện tình trạng này. Những vấn đề là cha mẹ cần phát hiện sớm để có thể can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân chính của nhóm này đó là do gen, các tai nạn ảnh hưởng đến thần kinh, …
Chậm phát triển tư duy
Thông thường trẻ sẽ phát triển tư duy theo tuổi đời như sau:
3 tuổi
- Hiểu được các hướng dẫn, chỉ dẫn đơn giản
- Thích chơi đồ chơi
- Bắt trước một việc nào đó
4 tuổi
- Có thể hiểu và tham gia các trò chơi tương tác, nhiều người tham gia
- Các trò chơi cần sự tưởng tượng (đóng vai, nhập vai,…)
- Bắt chước các hoạt động phức tạp hơn
5 tuổi
- Không dễ bị phân tâm
- Khả năng tập trung vào các hoạt động > 5 phút
Trẻ phát triển năng lực tư duy chậm hơn có thể là do sự thiếu chú ý, thay đổi tâm trạng, ghi nhớ kém, yếu tố về môi trường (môi trường sống lộn xộn, bừa bãi, thiếu khoa học,…).
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/