Thiếu hụt I - ốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ

I-ốt là gì?
I-ốt là một vi chất quan trọng và cần thiết với cơ thể con người. Cơ thể người không thể tự sản sinh ra I-ốt nên cần bổ sung chất này từ bên ngoài. Cách phổ biến nhất hiện nay là sử dụng muối I-ốt, thực chất là muối ăn được trộn kèm I-ốt theo tỉ lệ thích hợp, đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mỗi người.
Ngoài ra có thể bổ sung I-ốt qua thực phẩm như: cá, thịt, trứng, rong biển, phô mai, sữa bột, …
Nhu cầu I-ốt hàng ngày
- Từ 0-12 tháng: 90μg)(1 gram = 1 000 000 μ g/ngày)
- Từ 1-5 tuổi: 90 μg/ngày
- Từ 6-9 tuổi: 120μg/ngày
- 10-18 tuổi: 150μg/ngày
- Người trưởng thành: 150μg/ngày
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 200 μ g/ngày
- Rất nhiều trẻ em tại các nước kém phát triển, thiếu lương thực thực phẩm đnag phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe vì thiếu I-ôt.
- Người mẹ khi mang lại không chú ý chế độ bổ sung I-ốt cần thiết có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.
- I-ốt có thể bổ sung qua các loại thực phẩm và muối I-ốt, tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách, lượng I-ốt này cũng có thể “biến mất” ( vì I-ốt có tính chất dễ thăng hoa).
- Sử dụng các loại gia vị thay thế muối, nhưng không có chứa I-ốt cũng là nguyên nhân phụ gây thiếu I-ốt ở nhiều nơi.
Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra khi trẻ em không được cung cấp đủ lượng I-ốt cần thiết?
Trẻ sơ sinh: có nguy cơ bị táo bón, ngủ mê, mặt bị sưng, nghẹt thở,…vv.
Trẻ em và thiếu niên: tăng trưởng kém, các vấn đề về răng miệng, phát triển tuổi dậy thì không tốt, kém phát triển trí tuệ, IQ thấp, khuyết tật tâm thần…vv.
Biến chứng nguy hiểm do thiếu I-ốt
- Bệnh tim, chẳng hạn như tim to và suy tim
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và suy giảm nhận thức
- Tổn thương dây thần kinh ngoại vi của cơ thể, được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi
- Suy giảm khả năng rụng trứng, có thể gây vô sinh ở phụ nữ
- Phụ nữ có thai có nguy cơ bị sảy thai, sanh non, trẻ sinh ra bị các bệnh bẩm sinh,…
Chuẩn đoán thiếu I-ốt
Những cách đơn giản nhất để kiểm tra liệu trẻ hoặc người lớn có đnag bị thiếu I-ôt hay không?: Xét nghiệm nước tiểu, Xét nghiệm máu, Xét nghiệm I-ốt (sủ dụng miếng dán I-ốt).
Điều trị tình trạng thiếu I-ốt
Cách điều trị thiếu I-ốt tốt nhất là qua chế độ ăn uống hàng ngày. Có thể tăng các loại thực phẩm chứa I-ốt tự nhiên dễ hấp thu trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng, không vượt quá nhu cầu I-ốt hàng ngày của cơ thể, vì dư thừa I-ốt có thể gây ra vấn đề cho tuyến giáp của cơ thể.
Đối với các trường hợp bị biến chứng nặng do thiếu I-ốt, cần đưa ngay đến bệnh viện để được chăm sóc đặc biệt.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/