Trẻ tự kỷ thường có năng lực giao tiếp kém hơn trẻ bình thường, chúng có ít vốn từ hơn, ít biểu hiện cảm xúc hơn,... Chúng cũng rất hạn chế việc giao tiếp bằng mắt trong mọi tình huống. Vậy nên kết quả một cuộc nói chuyện với trẻ mắc chứng tự kỷ thường không thành công, khó để truyền đạt được suy nghĩ của hai bên. Vậy, trẻ tự kỷ có thể nghe được các trao đổi, lời nói hướng đến chúng không? Chúng tiếp thu bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Một nhóm nhà nghiên cứu – đứng đầu Warren Jones, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Tự kỷ Marcus ở Atlanta (Georgia, Mỹ) - đã tiến hành quan sát ánh mắt của các trẻ em gồm cả những trẻ bị tự kỷ lẫn trẻ bình thường. Một sổ kết luận được đưa ra đó là:
Qua nghiên cứu của Warren Jones và nhóm của ông. Có thể tạm kết luận rằng do tổn thương vùng não bộ nên trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Trẻ không nhận thức được nhiều biểu hiện cảm xúc khác nhau, không đọc được các thông điệp ẩn trong cử chỉ/ánh mắt,… Do đó mà khi trao đổi bắng mắt, trẻ có thể sẽ lơ là ánh mắt của người đối diện, nếu không trẻ cũng không có sự thay đổi biểu cảm nào khi giao tiếp cả - vì trẻ không thấy có gì khác biệt giữa các cử chỉ mắt/ánh nhìn của người đối diện – gọi là “sự thờ ơ trong ánh nhìn”.
Vậy làm thế nào để trẻ tự kỷ giao tiếp được?
Một nghiên cứu khác được từng được tiến hành nhằm quan sát trẻ tự kỷ khi giao tiếp: tập trung vào các vị trí phổ biến trên gương mặt sẽ được nhìn vào khi giao tiếp gồm mắt, miệng, cơ thể. Kết quả cho thấy trẻ tự kỷ ít nhìn vào mắt hơn trẻ bình thường, nhưng lại nhìn vào miệng nhiều hơn các vị trí khác trên cơ thể người đối diện.
Điều này cho thấy, trẻ tự kỷ không từ chối mọi giao tiếp, chúng có quan tâm đến những cuộc trò chuyện nhưng theo một cách khác với những người bình thường. Cụ thể, trẻ đọc lời nói, nhận biết các thông điệp, các thời điểm phản hồi hay cần lắng nghe qua cử chỉ miệng của người đối diện. Trẻ tự kỷ thu được nhiều thông tin hơn khi đặt mắt cố định. Nguyên nhân có thể là do sự nhạy cảm hơn về âm thanh nên trẻ tự kỷ chú ý nhiều hơn đến các nguồn âm. Bên cạnh nữa, não bộ của trẻ phát triển chậm hơn về mặt ngôn ngữ và nhận thức tương tác. Do đó mà trẻ cần nhiều thời gian hơn để phán đoán và xử lý một thông điệp. Nhìn vào miệng chính là cách tối ưu giúp trẻ “đọc được” thông điệp từ người đối diện hai lần – một lần bằng tai – một lần bằng mắt của trẻ. Trẻ tự kỷ không từ chối giao tiếp mắt, nhưng chúng không hiểu được “ngôn ngữ giao tiếp mắt” nên sẽ rất nhanh chóng bỏ qua thông tin từ mắt người đối diện.
Ý nghĩa của kết luận này đặt ra hy vọng rằng chúng ta có thể giúp trẻ tự kỷ mở lòng hơn, hứng thú với giao tiếp hơn, bước đầu tiên là qua lời nói. Khi thuần thục các kỹ năng bằng ngôn ngữ trực quan rồi, trẻ tự kỷ mới có thể cải thiện năng lực phi ngôn ngữ và kết quả đạt được là phục hồi kỹ năng giao tiếp/tương tác xã hội. Đây là tín hiệu rất đáng mừng rằng trẻ tự kỷ có nhu cầu về giao tiếp, và mọi người xung quanh chỉ cần tìm ra cách giúp chúng bày tỏ nữa mà thôi. Cơ hội trị liệu thành công cho trẻ tự kỷ là rất lớn.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/