Hội chứng Asperger – và những điều thường bị lầm tưởng
Bạn đã từng nghe về Albert Einstein người mắc chứng tự kỷ nhưng là một thiên tài với những cống hiến vĩ đại cho nhân loại chưa? Đúng vậy, ông từng mắc phải hội chứng Asperger, một hội chứng được xếp vào các rối loạn phổ tự kỷ. Chứng tự kỷ này thường được mọi người truyền tai là “hội chứng của các thiên tài”, liệu có đúng như vậy không? Có phải tất cả trẻ bị Asperger sẽ thành thần đồng hay không? Hãy cùng chúng tôi giải mã về hội chứng này.
Đây là một hội chứng tự kỷ, được xếp vào nhóm rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên Asperger được xem là chứng tự kỷ nhẹ nhất trong nhóm rối loạn phổ, bởi các triệu chứng và khó khăn người mắc Asperger phải đối mặt ít hơn so với các hội chứng tự kỷ khác.
Asperger có chung một số đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ nối chung nhưng ở mức nhẹ hơn, hoặc ít triệu chứng hơn như: các triệu chứng xuất hiện trước năm trẻ lên 2; trẻ mắc phải Asperger gặp một số khó khăn trong tương tác xã hội; khó khăn khi giao tiếp mắt; chậm hoặc không thể trả lời các câu hỏi; ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc hạn chế hơn với bạn bè;…
Làm thế nào để nhận biết một người mắc hội chứng Asperger?
Rất dễ dàng để nhận ra một đứa trẻ mắc phải hội chứng này thông qua 2 dấu hiệu sau:
1. Đứa trẻ thường sẽ tỏ ra thông minh vượt trội trong một số lĩnh vực mà nó quan tâm. Với các chủ đề mà nó thích thú, nó sẽ say mê nói về điều đó, thậm chí ám ảnh, thực hiện nhiều hơn mức bình thường các công việc đó. Kết quả là đứa trẻ thể hiện xuất sắc trong lĩnh vực đó, giống như một thiên tài.
2. Đứa trẻ này vẫn có các dấu hiệu chung của rối loạn phổ tự kỷ đeo bám như: thu mình, khó giao tiếp, khó khăn trong các tương tác xã hội, …vv.
Nhìn chung, những đứa trẻ bị Asperger không có các vấn đề về trí tuệ, nhận thức nên cơ hội phát triển và thành công của chúng là rất lớn. Một số khó khăn về tương tác có thể can thiệp bằng nhiều liệu pháp. Khả năng hòa nhập của trẻ bị Asperger là rất lớn.
Đầu tiên, các quan sát và chuẩn đoán vẫn là điều cần thiết nhất phải làm khi cha mẹ nhận ra các bất thường của con. Bằng việc đưa con đến các trung tâm về tâm lý, bác sĩ nhi khoa, hoặc các bác sĩ về tâm thần có thể giúp chuẩn đoán chính xác dạng tự kỷ mà trẻ gặp phải. Sau đó mới xây dựng các liệu pháp trị liệu tại nhà thích hợp. Mốt số liệu pháp được khuyến nghị giúp cải thiện tình trạng của trẻ bị hội chứng Asperger đó là:
- Giáo dục kỹ năng xã hội
- Liệu pháp về ngôn ngữ
- Liệu pháp hành vi và nhận thức (CBT)
- Phân tích hành vi ứng dụng
- Sử dụng thuốc
Mục tiêu của các phương pháp trị liệu này là giúp trẻ cải thiện năng lực hành vi, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội, giúp trẻ hòa nhập dễ dàng hơn. Bởi vì trẻ không gặp phải các vấn đề về trí tuệ và nhận thức nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, và cơ hội thành công luôn là rất cao.
Hội chứng Asperger có phải là hội chứng của các thiên tài?
Nhiều người thường nhầm tưởng rằng trẻ mắc chứng Asperger đều là các thiên tài trong tương lai, vì trẻ sớm có các biểu hiện say mê trong một số lĩnh vực và tỏ ra rất xuất chúng. Tuy nhiên, nhận định này là thiếu căn cứ. Không có kết luận khoa học nào cho thấy những người bị Asperger đều trở thành thiên tài.
Số người mắc các chứng về rối loạn phổ tử kỷ trên toàn thế giới là rất lớn, nhiều người trong số đó đã trở thành những người nổi tiếng, không phải tất cả họ đều bị Asperger. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là những đứa trẻ mắc hội chứng Asperger có thể thành công, trở thành thiên tài hay không là nhờ sự nỗ lực và định hướng đúng đắn của đứa trẻ đó. Khi còn nhỏ, trẻ sớm tỏ ra ham thích với một lĩnh vực nào đó, nếu được cha mẹ hỗ trợ và khuyến khích, trẻ rất có thể đạt được thành tựu khi trưởng thành. Cha mẹ cũng đừng quên, bên cạnh việc khuyến khích con phát triển tài năng, con vẫn cần được giúp đỡ để cải thiện các khó khăn về giao tiếp hàng ngày,…vv.
Với tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có cơ hội trở thành thiên tài!!!
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/