Một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) có vẻ như thật khó bảo, không vâng lời và chảng bao giờ lắng nghe chúng ta cả. Có phải như vậy thật không? Hay là do bạn chưa biết cách nói chuyện với chúng? Chỉ khi nào bạn – cha mẹ, người chăm sóc trẻ - hiểu và giao tiếp được với trẻ, bạn mới có thể biết chúng nghĩ gì, cảm thấy thế nào, và khuyên răn chúng ra sao?
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu cuộc trò chuyện với con cả, hãy thử ngay những lời khuyên sau đây để hiểu và giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý vượt qua tình trạng của trẻ nhé?!
1. Đảm bảo con cảm thấy được sự yêu thương
Trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể không kiểm soát được hành vi và sự tâp trung của mfinh, nhưng vẫn là một đứa trẻ bình thường và chúng nhận ra được sự quan tâm của người xung quanh. Đôi khi cha mẹ có thể cảm thấy con thật phiền vì liên tục “phá hoại” mọi công việc, mọi thứ trong nhà. Trẻ sẽ dễ cho rằng mình bị “thừa thãi” và cha mẹ “chẳng cần chúng”. Vậy nên, cha mẹ hãy luôn dafnhc ho trẻ những lời yêu thương, cho chúng biết rằng chúng được chập nhận và sẽ luôn như vậy.
Tình cảm cũng giống như một liều thuốc vậy, nhưng là thuốc trị bách bệnh, nó có thể khiến đứa trẻ thấy thư giãn hơn, yên tâm hơn và theo phản xạ thông thường, chúng sẽ đáp lại bằng tình cảm và sự nghe lời như những gì cha mẹ mong ở chúng và dành cho chúng.
2. Chọn thời điểm thích hợp để trò chuyện
Cha mẹ cần biết rằng ngay cả những đứa trẻ bình thường, chúng cũng rất thích khám phá và “nghiên cứu” mọi thứ trong tầm mắt chúng. Trẻ tăng động giảm chú ý cũng vậy, cũng ham muốn học hỏi, nhưng khả năng tập trung hơi kém hơn một chút. Điều này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa ở đây là trẻ luôn trong tư thế “bận rộn” với công việc của chúng, nên bạn tuyệt đối không nên bắt chúng lắng nghe mình khi chúng “đang bận”. Thêm nữa là trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) rất khó tập trung, nên bạn càng khó gò ép chúng nghiêm túc trong những cuộc trò chuyện của mình.
Vậy phải làm gì? Hãy chọn lúc chúng thật sự không muốn làm gì để trò chuyện với chúng. Thời điểm thích hợp có thể là khi trẻ chán các trò chơi, cảm thấy mệt và muốn nghỉ ngơi, hay vào các buổi tối, trước lúc đi ngủ, sau giờ ăn… Và cũng cần lưu ý là nên ngắn gọn, dễ hiểu vì trẻ không tập trung lâu được.
3. Tập trung và những điểm mạnh của con và khuyến khích
Đừng để những khiếm khuyết của con khiến cha mẹ quên mất rằng con là một đứa trẻ tài năng và thông minh, con cũng có thể thành công như bao đứa trẻ khác. Hãy quan sát và khuyến khích con những điều trẻ quan tâm, thích thú. Điều này vừa giúp bạn trò chuyện với con về đề tài chúng yêu thích, giáo dục chúng trong lúc nói chuyện, và còn giúp chúng tập trung vào sở thích, tài năng của mình, cải thiện tình trạng tăng động, giảm chú ý của chúng. Hãy thử nói về những thứ con quan tâm nhiều hơn nữa, và định hướng đúng cho chúng phát huy.
4. Đừng để con luôn thiếu tin tưởng bản thân và đổ lỗi cho chính mình
Trẻ sẽ biết và cần biết về tình trạng của chúng, vấn đề mà chúng đang gặp phải. Tuy nhiên, chúng có thể thiếu nhận thức về tình trạng của mình và khả năng cải thiện chúng. Chẳng hạn, chúng sẽ luôn tin là mình ngu ngốc vì không tập trung là được gì cả, tin là thất bại do chúng bị ADHD, tin là cha mẹ không thương chúng vì chúng phiền toái,…vv. Lâu dần chúng sẽ mất đi sự tự tin, bỏ đi mọi nỗ lực cố gắng.
Vậy nên, hãy chân thật cho chúng biết ADHD là thế nào, và cơ hội của chúng nhiều ra sao, như là: có rất nhiều người nổi tiếng bị ADHD giống chúng Walt Disney, Michael Phelps, ca sĩ Adam Levine,… dạy chúng tin vào bản thân, nỗ lực để thành công. ADHD không phải là điều quá tồi tệ.
5. Khơi gợi sự giao tiếp của trẻ
Mỗi bữa tối, khi cả gia đình có thể cùng ngồi ăn chung, hãy chia sẻ về một ngày của các thành viên, và hỏi han trẻ về bạn bè, trường lớp, thầy cô, bài tập,… khuyến khích chúng kể về một ngày của chúng, tạo thành thói quen giao tiếp cởi mở giữa mọi người trong gia đình, để việc trò chuyện với con không bao giờ là vấn đề nữa.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/