Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) và nguy cơ béo phì?

tăng động giảm chú ý và nguy cơ béo phì

Những người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) kể cả trẻ em, đều có nguy cơ thừa cân cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân nào gây ra thừa cân ở người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)? Biện pháp nào có thể khắc phục, làm giảm các nguy cơ này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây:

Các nguy cơ khiến người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) dễ bị thừa cân, nguy cơ béo phì cao?

1. Thuốc điều trị ADHD

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường được giúp đỡ trị liệu bằng thuốc để cải thiện các hành vi và khả năng tập trung. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể là thừa cân.

Thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hoạt động trên cơ chế giúp người bệnh đốt cháy calo nhanh hơn bình thường. Chẳng hạn như methylphenidate (Ritalin) và amphetamine/dextroamphetamine (Adderall),… Tác dụng của thuốc thường chỉ kéo dài trong vài giờ. Và do đó, ngay sau khi tác dụng của thuốc biến mất, cơ thể nhận ra sự thiếu hụt năng lượng và tạo ra cảm giác thèm ăn mạnh mẽ hơn. Điều này càng khiến bạn ăn nhiều hơn nữa, cứ như vậy, có thể dẫn đến dư thừa các chất trong cơ thể khiến bạn bị béo phì. Đó là lý do mà những người bị tăng động giảm chú ý, nhất là trẻ em cần được phối hợp nhiều phương pháp tự nhiên để điều trị, thay vì phụ thuộc vào thuốc.

2. Khả năng kiểm soát hành vi

Người bị tăng động giảm chú ý thường khó kiểm soát các hành vi của mình, hay bị quá khích và vận động thái quá. Hành động thái quá này đôi khi xảy ra với cả việc ăn uống, khiến người này ăn nhiều hơn cần thiết hay nặng hơn là bị rối loạn ăn uống.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bị tăng động giảm chú ý có thể cảm thấy căng thẳng, trầm cảm và giải tỏa bằng biện pháp ăn uống.

Cả hai tình huống trên đều trực tiếp dẫn đến thừa cân béo phì.

3. Thói quen ăn uống

Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể khiến thói quen ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể như:

Phòng tránh béo phì ở người bị tăng động giảm chú ý?

Đôi khi cơ thèm ăn “ập đến” và rất khó kiểm soát, cách tốt nhất là dự trữ các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau củ quả, trái cây, quả hạch, các loại hạt,… các thực phẩm này có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, ít đường, ít chất béo có hại… tránh được các nguy cơ tăng cân.

Dư thừa năng lượng đối với người bị tăng động giảm chú ý là rất nguy hiểm, do đó, việc luyện tập thể thao là cần thiết. Hoạt động thể chất này cũng khiến trí não hoạt động linh hoạt hơn, loại bỏ năng lượng dư thừa, giúp giảm cân nặng,…vv.

Với thiền và Yoga, người bị tăng động giảm chú ý sẽ cải thiện được khả năng tập trung và điều khiển hành vi tốt hơn. Đây là điểm mấu chốt giúp giảm triệu chứng của bệnh ADHD, ngoài ra còn giúp kiểm soát được chế độ ăn uống tốt hơn, giảm tối thiếu nguy cơ béo phì.

Tự theo dõi hoặc nhờ người thân giúp đỡ kiếm soát tình trạng cân nặng, chế độ và thói quen ăn uống là rất cần thiết. Ngay khi phát hiện vấn đề, bạn có thể nhanh chóng khắc phục.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)793485056
Hợp tác với