Một rắc rối dễ thương ở đây là mà hầu hết trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể rất thường xuyên mắc phải, nó liên quan đến tầm nhìn và tâm trí. Bộ nhớ có thể ghi nhận chính xác thông tin về một vật nào đó, ở tại vị trí nào, và dù khi ta không nhìn thấy nó, ta vẫn biết nó có thể ở đó hoặc biết ai đó có thể đang sử dụng nó. Nhìn chung, ta vấn biết về sự tồn tại của vật chất ấy. Và đó là với những trẻ bình thường. Còn với trẻ bị tăng động giảm chú ý thì sao?
Có một vấn đề là chúng chẳng nhớ gì cả, không một chút nào. Rằng cây viết chúng đã quên ở lớp, quả bóng được cất vào kho, chú gấu mà chúng đã tặng bạn mình,… chúng không thể nhớ được đồ của mình mất từ lúc nào, mất như thế nào cả. Trong nhận thức của chúng không có chút thông tin nào về vật đó cả. Tại sao vậy? Vì ở ngoài tầm mắt của chúng, nghĩa là vật cũng ở ngoài tâm trí/hay bộ nhớ của chúng.
Điều này khiến các bà mẹ vô cùng bực mình vì con liên tục quên, mất đồ đạc, và thậm chí chẳng nhớ đã từng có những vật ấy, chúng cũng chẳng bận tâm tìm kiếm. Việc thường xuyên quên các thông tin về đồ vật xung quanh là khá phổ biến, là do sự suy giảm tập trung của đứa trẻ khi chúng mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý này.
Vậy nên, hãy bình tĩnh lại nào, đừng la mắng chúng. Thay vào đó, giúp chúng luyện rèn thói quen cất đồ đạc đúng vị trí sau khi sử dụng để tránh lạc mất.
Các bậc phụ huynh đã quá quen với cảnh: Khi bắt đứa để trồi nghiên túc vào bàn học chỉ 40 phút – Thì chỉ 10 phút sau chúng đã bắt đầu tỏ ra mệt mỏi và liên tục hỏi xem hết giờ hay chưa. Còn khi chúng được xem hoạt hình/ chơi điện tử, thỏa thuận là 30 phút, thì khi đã 60 phút trôi qua – chúng vẫn liên tục “gào thét” rằng mình chưa chơi đủ, “mới chỉ một chút”, “mẹ có thể đang nói dối chúng”…
Đó là vấn đề về nhận thức của trẻ bị tăng động giảm chú ý, một số trẻ bị tăng động kèm theo suy giảm chú ý hoàn toàn không thể tập trung vào bất cứ công việc gì, kể cả việc chơi. Những công việc đòi hỏi sự tư duy, chú ý cao độ là thách thức lớn đối với chúng. Tuy nhiên, nếu việc đó là công việc yêu thích của chúng, thì thời gian “mãi mãi là không đủ”.
Một số cách giúp khắc phục tình trạng này:
Giúp trẻ sử dụng thời gian biểu công việc: các công việc được chia nhỏ kèm theo giời gian cần thiết để hoàn thành. Lưu ý là cũng cần dạy trẻ cách coi đồng hồ nữa, để trẻ khỏi “tranh cãi” mình không đủ thời gian cho công việc yêu thích.
Cho trẻ sử dụng đồng hồ hẹn giờ: đồng hồ hẹn giờ có thể là công cụ đăc lực, người nhắc nhở trẻ hoàn thành công việc đúng giờ rất tốt đấy!
Bạn thường nghe mọi người nói rằng, phải sắp xếp thức tự công việc trong ngày theo mức độ quan trọng, hoàn thành nó, và bạn sẽ có một ngày ý nghĩa, hoàn hảo vì làm được các công việc cần thiết trong ngày hôm đó. Bọn trẻ cũng luôn được dạy như vậy để có một cuộc sống dễ dàng hơn. Nhưng đó là với những đứa trẻ bình thường, còn với trử bị tăng động giảm chú ý – ngày nào với chúng cũng là một ngày đầy rắc rối cả. Tại sao lại như vậy?
Trẻ bị tăng động giảm chú ý không có khả năng tập trung trong một khoảng thời gian dài cho các công việc. Vì thế mà chũng rất khó hoàn thành mọi công việc đến nơi đến trốn. Chúng rất dễ bị xao nhãng, ngay cả khi chơi. Những công việc đòi hỏi sự tập trung trí tuệ, cần ít các hoạt động tay chân, cũng là thách thức lớn với trẻ tăng động giảm chú ý. Bạn biết đấy, chúng cần hoạt động liên tục, chúng luôn thấy bồn chồn và ngồi im là không thể.
Nên làm gì để giúp trẻ?
Như đã chia sẻ ở phần trên, trẻ tăng động cần kiểm soát các công việc quan trọng hàng ngày của mình để hoàn tất đúng hạn. Liệt kê các công việc quan trọng nhất mỗi ngày lên giấy, sắp xếp theo thức tự cần làm và thời gian cần thiết để thực hiện. Đặt mục tiêu hoàn tất các công việc đó trước khi kết thúc một ngày. Một món quà/phần thưởng có thể tạo động lực tốt hơn cho trẻ.
Trên đây là một số rắc rối mà hầu hết những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý nào cũng gặp phải. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc, học tập của đứa trẻ. Việc la mắng hay thúc ép trẻ tự khắc phục khó khăn là không thể. Hãy thông cảm cho trẻ, tìm ra vấn đề chúng gặp phải, gợi ý và giúp chúng thực hiện giải pháp. Duy trì tốt việc điều trị cũng là một cách tốt để xóa bỏ dần các rắc rối này.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/