Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề đường ruột và dạ dày

Trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề đường ruột và dạ dày

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pediatrics mới đây đã chỉ ra vấn đề nghiêm trọng giữa hội chứng tự kỷ và vấn đề hệ tiêu hóa ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm tự kỷ Marcus, Trường Y khoa Đại Học Emory đề nhận thấy các triệu chứng tiêu hóa và dạ dày đang gây hại cho rất nhiều trẻ bị tự kỷ với các triệu chứng như: tiêu chảy, táo bón, thường xuyên đau bụng,…

Nguyên nhân từ đâu?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được đích danh nguyên nhân gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, họ cho rằng chế độ ăn và thói quen ăn uống ở trẻ tự kỷ có thể là gây ra vấn đề này.

Hầu hết trẻ bị tự kỷ đều rất kén ăn, dù được xây dựng chế độ ăn kiêng dành riêng. Trẻ tự kỷ cũng có thể khó hấp thu các chất hơn so với bạn bè của chúng. Kết quả là xuất hiện nhiều hơn các vấn đề táo bón, đau bụng dai dẳng – các dấu hiệu ban đầu của hầu hết các vấn đề sức khỏe tiêu hóa.

Ngoài ra, một số nguyên nhân phụ được đề cập đến đó là vấn đề về dị ứng thực phẩm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chứng dị ứng thực phẩm dễ gặp phải hơn ở các trẻ tự kỷ. Dị ứng thực phẩm cũng gây ra các biểu hiện khó chịu vùng bụng, đi ngoài, táo bón, nôn ói,…vv.  Tương tự như ảnh hưởng của chế độ ăn không phù hợp với trẻ tự kỷ.

Các vấn đề sức khỏe mà trẻ phải đối mặt

Các triệu chứng đau bụng, táo bón liên quan đến hệ tiêu hóa kéo dài có thể tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể vì trẻ không hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết. Quá trình phát triển cơ xương, trí não của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ thiếu hụt dinh dưỡng.

Nguy cơ tăng ung thư thực quản cao, nếu không sớm điều trị dứt điểm các vấn đề dạ dày.

Gia tăng hành vi gây rối, việc cảm thấy khó chịu trong người, căng thẳng và lo lắng của trẻ tự kỷ là nguyên nhân bộc phát các hành vi gây rối, làm hại bản thân.

Trẻ khó cải thiện khả năng giao tiếp tương tác hơn, do sự tự tin và lo lắng về các nỗi đau thường xuyên của mình, trẻ không còn mong muốn hòa nhập nữa, xu hướng thích ở một mình và hạn chế giao tiếp hơn. Điều này không hề có lợi chút nào cho việc điều trị của trẻ tự kỷ.

Cha mẹ nên làm gì?

Các vấn đề đường ruột và tự kỷ cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Cha mẹ nên trao đổi với trẻ hoặc tìm cách hỏi han trẻ mỗi khi thấy trẻ có cảm giác khó chịu ở bụng hoặc đi ngoài. Một số trẻ tự kỷ có thể không muốn nói nên công việc chăm sóc của cha mẹ sẽ rất vất vả và khó khăn khi tự mình phải tìm ra vấn đề của con.

Cha mẹ nên thường xuyên kiếm tra sức khỏe, cân nặng, chiều cao của trẻ tự kỷ, đồng thời theo dõi thói quen ăn của đứa trẻ. Điều chỉnh thực đơn hàng ngày phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Định kỳ đưa con đến gặp các chuyên gia sức khỏe nhi nếu trẻ tự kỷ không tăng cân hoặc có thêm các triệu chứng bất thường trong ăn uống. Các chuyên gia có thể dò hỏi kỹ hơn về các dấu hiệu dù là nhỏ nhất để xác định nguyên nhân trong tiêu hóa của trẻ như: những món trẻ thích, giờ giấc ăn uống, thói quen đi vệ sinh, thái độ/ biểu hiện trước/ sau khi đi vệ sinh, tần suất đi vệ sinh của trẻ,…vv.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)395463532
Hợp tác với