Rối loạn tăng động giảm chú ý (viết tắt là ADHD) là một chứng rối loạn phát triển thần kinh. ADHD thường xảy ra đối với trẻ em nhưng cũng có không ít trường hợp ADHD xảy ra với người lớn. Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), ước tính có 5% trẻ em và 2,5% người lớn ở Hoa Kỳ mắc chứng ADHD. Các triệu chứng thường gặp nhất của ADHD là: không có khả năng tập trung; bồn chồn hoặc loay hoay; không thể hoàn thành nhiệm vụ; dễ bị xao lãng,...vv
Các nhà nghiên cứu đã không thể xác định có nguyên nhân duy nhất dẫn đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Sự kết hợp của các gen, các yếu tố môi trường, và chế độ ăn uống dường có thể dẫn đến ADHD. Một số nghiên cứu cho thấy gen là yếu tố lớn nhất trong việc xác định một người bị ADHD. Xét cho cùng, gen là những khối hình thành nên cơ thể chúng ta và ta thừa hưởng gen từ cha mẹ của ta. Giống như nhiều rối loạn hoặc điều kiện khác, ADHD hình thành là do yếu tố di truyền. Vì lý do đó, nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu về các gen gây nên chứng rối loạn này.
Lịch sử gia đình
Nếu trong gia đình, có một thành viên bị ADHD thì tỷ lệ bị ADHD của những thành viên còn lại sẽ cao hơn những người khác. Trẻ em được chẩn đoán bị ADHD thường có cha mẹ, anh chị em ruột, hoặc người thân khác bị ADHD. Trong thực tế, theo Viện Y tế Quốc gia của Hoa Kì, ít nhất một phần ba số người cha bị ADHD sẽ có con sẽ được chẩn đoán mắc chứng ADHD.
Những cặp song sinh
Những cặp song sinh cũng có nhiều khả năng bị ADHD hơn vì họ chia sẻ cho nhau nhiều thứ như: ngày sinh, cha mẹ, điểm số, hình dáng, và ngay cả nguy cơ ADHD. Ngoài ra, những đứa trẻ song sinh giống hệt cũng có nguy cơ mắc chứng rối loạn cao.
Thiếu DNA
Không giống như các nguyên nhân môi trường tiềm ẩn của ADHD, DNA không thể thay đổi được. Khi thu hẹp nghiên cứu nguyên nhân gây ra ADHD, các nhà khoa học nhận ra vai trò mạnh mẽ của di truyền học. Do đó, phần lớn các nghiên cứu về ADHD đều dành cho việc tìm hiểu về các gen. Trong năm 2010, các nhà nghiên cứu người Anh đã xác định những mẩu DNA nhỏ bị sao chép hoặc mất tích trong não của trẻ bị ADHD. Những phân đoạn di truyền bị ảnh hưởng này cũng liên quan đến chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia của Hoa Kì đã xác định được một vùng não mà ADHD có thể ảnh hưởng. Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người bị ADHD có mô não mỏng hơn ở những vùng não liên quan đến sự chú ý. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số trẻ có mô não mỏng hơn phát triển mức độ mô bình thường khi chúng lớn lên. Khi mô trở nên dày hơn, các triệu chứng của ADHD sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể lo lắng về việc ADHD xảy ra là do di truyền các gen gây rối loạn. Tuy nhiên, bạn không thể kiểm soát liệu con bạn có kế thừa các gen mang ADHD hay không nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng tiềm tàng ADHD của con. Hãy chú ý về tiền sử ADHD của người thân trong gia đình và những biểu hiện khác lạ của con. Bạn càng sớm nhận thức được các dấu hiệu ADHD tiềm ẩn ở trẻ, bạn càng có thể điều trị sớm cho con, giúp con học cách đối phó và vượt qua ADHD.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/