Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
6 cách giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý học tập tốt hơn

6 cách giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý học tập tốt hơn

Với một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý, việc học tập không phải là dễ dàng vì chúng rất khó để ngồi yên hay tập trung nghe giảng. Chưa kể, tại lớp học, trẻ có rất nhiều giờ luyện tập các kỹ năng. Sau giờ học đôi khi có thêm bài tập về nhà,… tất cả chỉ khiến một ngày của đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Con bạn có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn, nỏng nảy, quá khích  và bệnh tình nặng thêm. 6 cách dưới đây, vừa giúp trẻ cảm thấy công việc học hành dễ dàng hơn, vừa giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và điều khiển hoạt động của bản thân đúng hướng, hãy thử ngay:

1. Chuẩn bị nơi học tập tại nhà cho trẻ

Dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng nên được rèn luyện thói quen tự học tại nhà, do vậy mà trẻ luôn được giao bài tập về nhà mỗi ngày, hay được yêu cầu xem trước bài cho ngày hôm sau. Hãy chắc chắn rằng, trẻ có một không gian yên tĩnh, tập trung nhất khi học tại nhà. Trẻ bị tăng động giảm chú ý vốn rất khó duy trì sự tập trung trong nhiều giờ, nếu còn bị các yếu tố như TV, điện thoại, tiếng nói chuyện thu hút,… kế hoạch học tập của trẻ có thể sớm bị “phá sản”.

Nếu trẻ có một phòng học riêng hay một chiếc bàn học đặt ở nơi yên tĩnh sẽ là rất tốt cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể cân nhắc việc sửu dụng âm nhạc như Baroque hay các loại nhạc có sóng não phù hợp, tiếng chim, tiếng suối,… để kích thích sự tập trung, sự bình tĩnh của đứa trẻ.

2. Chia nhỏ thời khóa biểu

Ngay cả với những đứa trẻ bình thường, học cùng một môn học suốt buổi tối quả là cơn ác mộng, trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng không ngoại lệ. Vậy, cha mẹ hãy chia nhỏ các bài tập này ra, cho trẻ làm xen kẽ chúng, hoặc giữa các giờ làm bài sẽ có giải lao thường xuyên, ăn nhẹ. Cùng một nhiệm vụ, nhưng không bị áp lực thực hiện sẽ giúp đứa trẻ vui vẻ, thoải mái hơn, hiệu quả học cũng cao hơn.

3. Bám sát lịch trình

Nếu ở trên, chúng ta đã đề cập đến sự cần thiết phải có một lịch học chi tiết cho trẻ tăng động giảm chú ý, thì ở đây, chúng ta cần phải đảm bảo là giúp trẻ thực hiện đều đặn, đúng theo lịch trình đã đề ra. Trẻ tăng động giảm chú ý, không có nhiều ý niệm về sắp xếp công việc, thời gian làm hợp lý nên công việc của chúng sẽ khó mà hoàn thành được. Giúp chúng bám sát thời khóa biểu đề ra thật sự là điều quan trọng với chúng. Lâu dần trẻ sẽ ý thức được tầm quan trọng của các công việc hàng ngày, ước lượng thời gian hoàn thành, nâng cao khả năng tập trung khi bắt đầu một nhiệm vụ,…vv. Vừa tốt cho việc học tập của trẻ, vừa có ích cho cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý của trẻ.

4. Chú ý thời gian trẻ uống thuốc và giờ học

Đa số trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị bằng thuốc. Và thuốc điều trị chỉ có tác dujcng trong vài giờ sau khi uống, sau khi tác dụng biến mất, trẻ sẽ cảm thấy hơi khó khăn để tập trung. Vậy nên, cha mẹ cũng nên lưu ý lập lịch học cho con nên có sự “tương tác” với lịch uống thuốc của đứa trẻ.

5. Giúp trẻ hoàn thành tất cả bài tập được giao

Trẻ có thể sẽ quên mất, hoặc đánh dấu thiếu những bài được giao. Nếu bài tập không được hoàn thành hết theo yêu cầu, số lượng bài có thể ngày càng tăng, trẻ ít rèn luyện sẽ không đuổi kịp các bạn,… Do đó, cha mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, hoặc những người bạn của trẻ, để biết chính xác trẻ cần hoàn tất những bài tập nào, việc lập lịch học, nghỉ ngơi cũng trở nên chính xác hơn.

6. Phần thưởng và những lời động viên

Mỗi khi con hoàn thành được một nhiệm vụ, hãy động viên, khen ngợi, các nhiệm vụ lớn hơn được chinh phục, con sẽ được thưởng,… Một chút khuyến khích đúng lúc có thể mạnh mẽ hơn bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào, trẻ sẽ rất phấn khởi học tập chăm chỉ.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)793485056
Hợp tác với