Những phương pháp tự nhiên giúp điều trị chứng tăng động giảm chú ý là những phương pháp không cần sử dụng thuốc, không cần can thiệp trị liệu trực tiếp mà bằng những điều chỉnh nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để đẩy lui tình trạng. Những phương pháp tự nhiên này có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng về lâu dài rất có ích cho bất kỳ trẻ mắc tăng động giảm chú ý nào. Đây cũng là những gợi ý thường xuyên được các bác sĩ trị liệu khuyến khích áp dụng kết hợp phương thức trị liệu chính để có kết quả tốt nhất. Hãy cùng tham khảo:
Đầu tiên, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cần lưu ý một số điểm sau đây:
Và dưới đây là các phương pháp tự nhiên giúp điều trị chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ
Nên cho trẻ ăn thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, đậu,… Vì chứa nhiều Carbonhydrate dạng phức, có ích cho việc cải thiện tâm trạng và các kết nối dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Và tránh các loại thức ăn như kẹo, nước ngọt, các loại bánh chứ nhiều đường,… các thực phẩm này giàu Carbonhydrate đơn.
Protein giúp các tế bào thần kinh hoạt động liên kết tốt hơn, giúp trẻ tăng khả năng tập trung. Protein có nhiều trong cá, quả hạch, trứng, sữa…
Các thực phẩm như cá, quả óc chó, việt quất, bơ,… chứa nhiều Omega-3 rất tốt cho não bộ của trẻ.
Đồ ăn nhanh như gà rán, hamberger, đồ hộp … tại các cửa hàng có chứa nhiều chất bảo quản, chất béo xấu, đường, … có thể làm tình trạng của trẻ tệ hơn.
Một số loại thực phẩm, dược phẩm chức năng có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất có lợi cho tình trạng của trẻ. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kỹ thông tin hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chế độ ăn uống tốt ngoài việc đảm bảo sự phát triển thể chất bình thường của trẻ còn có những tác động tích cực đến não bộ của trẻ, và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý. Khi áp dụng chế độ ăn đặc biệt cho trẻ cần lưu ý về các loại thực phẩm có thể gây dị ứng, hoặc không phù hợp với việc điều trị bằng thuốc. Thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có kết quả tốt hơn.
Trẻ tăng động giảm chú ý dễ bị phân tâm, hay quên, năng lực tổ chức, sắp xếp kém… Nếu môi trường sống quá bừa bộn, trẻ có thể sẽ rất bối rối và không thể hoàn thành tốt mọi hoạt động thường ngày.
Vậy nên cần giúp trẻ sắp xếp lại phòng ốc, bàn học gọn gàng và có quy tắc nhất định, thuận tiện khi trẻ sinh hoạt, học tập. Chẳng hạn, luôn để đồ vật trong nhà tại những nơi cố định, sau khi sử dụng xong cần để lại đúng chỗ, nếu cần thiết, hãy tạo các nhãn tên đồ vật tại vị trí đặt vật đó để trẻ dễ tìm kiếm và cất trữ,…vv.
Các liên kết thần kinh của trẻ tăng động giảm chú ý không tốt lắm, do đó mà trẻ rất nhanh quên mọi thứ, không thể chú ý, trẻ thường rơi vào tình trạng không biết làm gì tiếp theo, không biết việc nào cần làm trước, việc nào là quan trọng,… Cuộc sống của trẻ tăng động thường bị đảo lộn bởi quá nhiều công việc trẻ quên thực hiện hoặc việc quan trọng bị để lại sau cùng,…vv.
Cách tốt nhất là giúp trẻ lập thời khóa biểu cho từng ngày, từng công việc. Mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ, trẻ nên dành thời gian liệt kê tất cả các công việc cần làm trong ngày mới vào giấy. Sau đó đánh số thứ tự theo mức độ ưu tiên. Chia công việc theo từng khoảng thời gian ngắn (vì trẻ không thể tập trung lâu). Chẳng hạn, giờ thức dậy, giờ tập thể dục buổi sáng, giờ ăn, giờ tự học, giờ xem phim, giờ ngủ,…
Hoàn tất những công việc cơ bản này, một ngày của trẻ tăng động giảm chú ý sẽ hiệu quả hơn. Không việc nào bị bỏ sót, thời gian cho từng công việc có hạn và không được trì trệ khiến trẻ phải tập trung hết mình vào công việc đó, luyện rèn khả năng tập trung.
Với ba phương pháp hữu ích trên đây, nếu được thực hiện đều đặn, đúng cách, có thể giúp giảm tối đa các triệu chứng tăng động giảm chú ý của trẻ, nâng cao cơ hội lành bệnh sớm.
Dù áp dụng phương pháp nào, thì cũng cần theo dõi, đánh giá đều đặn. Việc chữa trị cho trẻ giống như thực hiện một kế hoạch, cần có chiến lược rõ ràng, thời gian để thực hiện và định kỳ đo lường kết quả để điều chỉnh. Việc chữa trị là một quá trình dài và nhiều khó khăn, cần sự nỗ lực từ cả phía trẻ mắc bệnh lẫn cha mẹ/người chăm sóc. Hãy kiên trì với việc điều trị dù kết quả có thể đến chậm.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/