Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát cảm xúc

Giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát cảm xúc

 

Một đặc điểm nổi bật của trẻ em bị tăng động giảm chú ý là chúng rất thiếu kiên nhẫn, luôn bồn chồn và dễ quá khích. Do đó mà trong các tình huống hàng ngày, chúng rất khó kiểm soát được cảm xúc của mình, và dễ dẫn đến những thất bại, trải nghiệm không vui,… ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc, các mối quan hệ. Hãy giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn với 7 gợi ý dưới đây:

1. Sắp xếp thời gian để thư giãn

Nên có một khoảng thời gian thích hợp trong ngày hoặc trong tuần để dành cho việc thư giãn. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là vô cùng cần thiết, vì trong suốt cả ngày, hoặc cả tuần, trẻ có lẽ đã phải đối mặt với rất nhiều điều căng thẳng, lo lắng nếu tiếp tục gồng mình chịu đựng thêm, trẻ có thể sẽ “phát nổ” khi đến giới hạn.

Thời gian nghỉ ngơi, trẻ có thể làm những công việc mà mình thích, chỉ cần là công việc đó giúp giảm căng thằng thì đều nên làm. Một số hoạt động sau có thể sẽ rất thú vị và làm giảm căng thẳng, âu lo tốt: Xem các chương trình TV (thể thao, âm nhạc, nấu ăn,…vv.), chơi cờ, chơi thể thao, tập Yoga, …

Ngoài ra, việc sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ ngơi khiến trẻ có động lực học lập, làm việc tốt hơn, vì chúng biết rằng sau mỗi nỗ lực cố gắng sẽ có được phần thưởng xứng đáng.

2. Luôn giữ sự hài hước

Sự bốc đồng, tính hay quên và hiểu động quá mức của đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý đôi khi có thể khiến người xung quanh cảm thấy rất khó chịu. Không khi căng thẳng, giận dữ bất cứ khi nào cũng có thể bao trùm lấy trẻ và người đang coi sóc trẻ lúc đó. Những lúc như thế, hãy bình tĩnh và thử biến chuyện đang xảy ra thành một câu chuyện hài hước và dễ đón nhận hơn. Giảm mức độ căng thẳng của chính bạn với đứa trẻ. Sau đó hãy chỉ ra lỗi của đứa trẻ và giúp chúng hiểu vấn đề hơn. Nếu có người xung quanh bạn, nói chuyện với họ để được cảm thông nhiều hơn.

Việc mỉm cười đầu tiên trước bất cứ vấn đề gì có thể giúp bạn tránh những sai sót khi nóng giận, xử lý vấn đề linh hoạt hơn, và nhất là không làm tổn thương trẻ. Bất cứ ai có mặt lúc đó cũng có thể bỏ qua sai phạm của trẻ.

3. Quy định ngủ nghỉ rõ ràng với trẻ

Ngay cả người lớn cũng khó kiếm soát bản thân hơn nếu đêm trước đó không có một giấc ngủ ngon, vậy thì đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng vậy, chúng càng khó kiểm soát hành vi và thái độ của mình hơn nêu không ngủ đủ giấc. Một điểm lưu ý khác, trẻ bị tăng động giảm chú ý có chế độ vận động một ngày rất khác trẻ bình thường, chẳng hạn: chúng có “dư năng lượng” để chạy nhảy cả ngày và không muốn ngồi im, chúng có thể bỏ qua giờ ngủ trưa, giờ ăn để làm việc mình muốn,… khiến lịch sinh hoạt bị đảo lộn. Các vấn đề về rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân khiến các triệu chứng tăng động giảm chú ý của trẻ trầm trọng hơn.

Do đó, lời khuyên dành cho người chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý là giúp chúng có một giấc ngủ ngon mỗi đêm. Bạn nên đặt lịch ngủ, quy định trước khi ngủ cho trẻ, và giúp chúng duy trì chế độ này. Chẳng hạn, mấy giờ trẻ phải đi đánh răng, mấy giờ phải lên giường, trẻ sẽ phải thức giấc lúc mấy giờ. Để tránh trẻ mải chơi, quên mất nhiệm vụ, bạn cần phải nhắc chúng sớm vài phút để chúng chuẩn bị.

4. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp trẻ tăng động giảm chú ý phát triển thể chất, mà còn giúp trẻ tăng khả năng tập trung, kiểm soát hành vi tốt hơn.

Một số môn thể thao đòi hỏi khả năng về chiến thuật, tư duy như: cờ vua, đá banh, … cũng rất có ích cho việc tập trung của trẻ và hỗ trợ việc điều khiển cảm xúc cá nhân tốt hơn.

5. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn có tác động đến tâm trạng và các triệu chứng tăng động giảm chú ý nhiều hơn bạn tưởng. Vì thế mà chế độ ăn luên được bác sĩ lưu ý.

Tuyệt đối tránh các chất phụ gia, màu thực phẩm trong thực đơn của trẻ, các chất này được cho rằng có hại và làm cho các triệu chứng tăng động gia tăng, đồng thời làm phát triển các cảm xúc tiêu cực của đứa trẻ.

Với các bữa ăn sáng, trẻ tăng động giảm chú ý cũng cần tránh các thực phẩm quá nhiều lượng đường, vì việc này dẫn đến nguy cơ mất kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ. Xem xét việc thay thế các thức ăn nhiều đường đơn bằng các loại thực phẩm giàu đường phức, lành mạnh và phù hợp với sức khỏe của trẻ (chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, protein, …).

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

 

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)793485056
Hợp tác với