Trẻ bị tự kỷ (ASD) có thể bị cả tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tự kỷ và tăng động giảm chú ý
Tự kỷ (ASD)
Là hội chứng rối loạn phát triển phổ biến, thường có các triệu chứng biểu hiện sớm trước tuổi lên 3:
- Không phán ứng với các nguồn kích thích (chủ yếu là âm thanh: tiếng gọi, tiếng ồn lớn,…)
- Tập trung cao vào những vật, hoạt động mà trẻ thích
- Có các hành vi lặp lại bất thường (lắc lư, quay,…)
- Tránh tiếp xúc mắt
- Giảm tương tác xã hội
- Chậm phát triển ngôn ngữ
- Có ít các biểu hiện cảm xúc hơn
Tăng động giảm chú ý cũng là một hội chứng rối loạn liên quan đến não bộ khá phổ biến ở trẻ em. ADHD được chia thành 3 nhóm chính: Tăng động – Gia tăng việc vận động quá mức; Giảm chú ý và Sự kết hợp giữa tăng động kèm theo đó là giảm chú ý. Các triệu chứng cũng thường được pháp hiện vào giai đoạn 4-7 tuổi. Xảy ra phổ biến ở các bé trai.
Một số triệu chứng:
- Dễ phân tâm
- Nói nhanh, nói quá nhiều không ngừng nghỉ
- Hiếu động thái quá
- Không thể ngồi yên, luôn muốn vận động
- Hành động bốc đồng
- Khả năng cảm nhận, quan tâm đến cảm xúc người xung quanh hạn chế
Bác sĩ có thể dễ dàng chuẩn đoán vấn đề của đứa trẻ chỉ cần quan sát và kiểm tra các triệu chứng này. Dựa trên các triệu chứng có thể tạm kết luận rằng tự kỷ và tăng động giảm chú ý là hai chứng rối loạn tách biệt nhau. Dễ dàng phân biệt.
Trẻ tự kỷ có thể bị cả tăng động giảm chú ý không?
Nếu hai hội chứng này hoàn toàn tách biệt thì liệu có thể xảy ra cùng lúc hay không?
- Câu trả lời là rất có thể.
Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chữa dịch bệnh (CDC) – các chuyên gia thấy rằng 14% trong số những trẻ em bị tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng đồng thời bị cả tự kỷ (ASD). Một bản đánh giá được công bố vào 2014 cho thấy có đến 30-50% các triệu chứng giống nhau giữa ASD và ADHD ở các trường hợp xảy ra đồng thời hai hội chứng rối loạn.
Trong trường hợp này việc chuẩn đoán có thể sẽ khó khăn hơn, vì các triệu chứng không rõ ràng và thông thường, bác sĩ chỉ kết luận một trong hai vấn đề mà đứa trẻ đang gặp phải tùy vào cường độ của các triệu chứng Thông thường, nếu trẻ mắc phải cả hai chứng rối loạn này thì các chuẩn đoán ban đầu thường nghiên về tăng động giảm chú ý (ADHD) sau đó, có lẽ là chuẩn đoán chậm hơn tự kỷ (ASD) kèm theo.
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) từng cho rằng cả hai điều kiện cả hai điều kiện không thể được chuẩn đoán trong cùng một người. Nhưng từ khoảng 2013, APA đã cân nhắc và cho rằng điều này vẫn có thể xảy ra, đồng thời khuyến khích việc xem xét và chuẩn đoán kỹ lưỡng hơn.
Trẻ mắc phải một trong hai hội chứng trên cũng đã có rất nhiều khó khăn phải đối mặt, nếu mắc phải cả hai cùng lúc, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Điều trị kết hợp
Việc trẻ mắc phải cùng một lúc nhiều vấn đề là một thách thức lớn với cả cha mẹ và bản thân đứa trẻ. Việc trị liệu có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhiều công sức hơn, nhưng vẫn có cơ hội thành công. Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó, hãy tập trung giúp đỡ đứa trẻ khôi phục các kỹ năng còn thiếu. Đồng thời nên cho trẻ tham gia các chương trình trị liệu kết hợp.
Hiện nay, có rất nhiều bác sĩ và chuyên viên trị liệu được đào tạo để có thể giúp đỡ nhiều nhất càng trường hợp trẻ có nhu cầu đặc biệt. Các bác sĩ và chuyên viên này có kiến thức trị liệu đa dạng về nhiều phương pháp trị liệu, và họ có thể giúp phụ huynh lên sắp xếp lịch trình với các bài trị liệu kết hợp để giảm thiểu cùng lúc cả tăng động giảm chú ý lẫn tự kỷ ở trẻ.
Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng rất có ích trong việc đẩy lui các triệu chứng tự kỷ.
Các phương pháp trị liệu hành vi có thể phù hợp trong trường hợp này.
Dù con bạn bị một hay cả hai hội chứng tăng động gairm chú ý và tự kỷ, thì việc phát hiện sớm và tìm kiếm phương cách trị liệu phù hợp vấn luôn cần thiết. Chưa có thuốc để trị hoàn toàn hai chứng rối loạn này. Nhưng với sự kiên trì và quyết tâm trị liệu của bản thân đứa trẻ, cha mẹ và hỗ trợ giúp đỡ từ chuyên gia, cơ hội thành công là rất cao.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/