Hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ tại Việt Nam không có gì là quá xa lạ với xã hội. Số trẻ mắc phải hội chứng này đang ngày một gia tăng và có nguy cơ trở thành một “căn bệnh thế kỷ” phổ biến trong cộng đồng. Thế nhưng nhận thức của mọi người về hội chứng này vẫn còn chưa sâu sắc, thậm chí hời hợt. Các định kiến xã hội cùng các nhìn nhận không chính xác về tự kỷ đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ và chính đứa trẻ trong nỗ lực hòa nhập với cộng đồng.
Tăng động giảm chú ý hay Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) là một chứng rối loạn tâm lý rất thường gặp ở trẻ em. Tỉ lệ trẻ mắc phải là 3-6%. Biểu hiện bất thường của tăng động giảm chú ý chỉ được nhận thấy rõ rệt nhất vào giai đoạn trẻ từ 4-7 tuổi, giai đoạn trẻ đến trường.
Hiện nay, số trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) đang gia tăng đáng kể. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi 0-6 lo lắng; lo sợ rằng con hiếu động quá mức sẽ trở thành tăng động giảm chú ý.
Tuy nhiên, việc hiểu biết không đầy đủ về “hiếu động” và “tăng động” có thể gây áp lực lên đứa trẻ, kìm hãm sự phát triển năng động của chúng trong giai đoạn vàng.
Nếu trong gia đình bạn đang có người bị tự kỷ, hay bạn đang giúp đỡ những người tự kỷ, thì đây là bài viết chúng tôi dành chia sẻ với bạn. Về trường hợp của những người đã từng mắc chứng tự kỷ và đã khỏi hoàn toàn – họ là những người nổi tiếng và đang cống hiến tài năng cho xã hội, họ đang sống một cuộc đời hạnh phúc, bình thường như chưa từng bị chuẩn đoán mắc bệnh.
Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ không bình thường, chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Cha mẹ lo lắng rằng con mình bị chậm nói, tự kỷ, hay thậm chí là chậm phát triển,… cùng vô số những lo lắng thái quá khác. Nhưng tất cả chỉ là những suy đoán thiếu căn cứ, nếu không cần thận xem xét tình trạng của con, sẽ rất dễ gây áp lực cho trẻ.
Các hoạt động được tổ chức có hệ thống, cụ thể, thông qua đó, trẻ tự kỷ có thể hiểu được ý nghĩa của mọi vật/hiện tượng/hoạt động xung quanh mình. Cứ mỗi hoạt động, trẻ được hướng dẫn bằng lời, bằng hình ảnh mô tả, hay làm mẫu. TEACCH chú trọng vào khả năng thính giác, thịt giác, xúc giác của trẻ để trẻ nhanh nắm bắt vấn đề hơn, vượt qua được hạn chế giao tiếp của trẻ.
Các trẻ tự kỷ thường không có xu hướng không thích giao tiếp và luôn cảm thấy không cần phải giao tiếp với người xung quanh, chúng từ chối giao tiếp với tất cả mọi người. Do đó, khả năng ngôn ngữ không được rèn luyện nên trẻ thường thiếu ngôn ngữ. Phương pháp PECS – Picture Exchange Communication System - Hệ thống giao tiếp trao đổi qua hình ảnh - chính là phương pháp nhằm cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ thông qua hình ảnh, là công cụ rất hiệu quả trong việc trị liệu – giáo dục trẻ tự kỷ.
Những đứa trẻ tự kỷ có một thế giới riêng thuộc về chúng và chỉ có một mình chúng trong thế giới đó. Chúng bị bao quanh bởi các “bức tường kiên cố”, khiến những bậc làm cha mẹ và người chăm sóc chúng không thể tiến lại gần và giúp đỡ chúng.
Hội chứng này do cơ thể người bệnh có đến 3 nhiễm sắc thể số 21, nâng tổng số nhiễm sắc thể lên 47 – người bình thường chỉ 46 nhiễm sắc thể, tồn tại theo từng cặp trong nhân tế bào. Chứng rối loạn nhiễm sắc thể này ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng phá vỡ cấu trúc phát triển bình thường của cơ thể, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Hội chứng Down gây ra các di tật bẩm sinh trên cơ thể, trí tuệ trẻ mắc bệnh và không thể chữa trị. Hội chứng này có di truyền.
Bạn biết gì về Giáo Dục tại Phần Lan?
Phương pháp ABA là một phương pháp trị liệu được sử dụng phổ biến khắp các trường học và được các nhà trị liệu áp dụng thường xuyên khắp nước Mỹ từ 1980. ABA (Applied Behavioral Analysis) – Phương pháp phân tích hàng vi ứng dụng - tập trung vào các hành vi.
Can thiệp sớm là gì?
Là việc thực hiện các chương trình giúp trẻ khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển,… (gọi chung là các trẻ có nhu cầu đặc biệt) cải thiện các khiếm khuyết và tình trạng của trẻ. Đồng thời phát hiện các tiềm năng và khai thác tối đa khả năng không bị khiếm khuyết còn lại của trẻ.
Tự kỷ không phải là một chứng bệnh mà là một dạng khuyết tật phát triển suốt cuộc đời. Do rối loạn trong hệ thần kinh dẫn đến những tổn thương não và kết quả là trẻ gặp phải vô vàn những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Bạn có bao giờ thắc mắc, đứa trẻ tự kỷ cảm thấy như thế nào khi sống chung một môi trường như bao trẻ bình thường không?
Giúp trẻ hình thành thói quen tập trung khi học tập là rất cần thiết. Vì trong mọi hoạt động, trẻ luôn cần tập trung trong khoảng thời gian nhất định thì mới mang lại hiệu quả. Nếu không được rèn luyện thói quen tập trung từ nhỏ, trẻ sẽ khó hoàn thành công việc một cách trọn vẹn, khó tránh khỏi các áp lực căng thẳng khi gặp vấn đề khó khăn cần nhiều thời gian giải quyết,…vv. Về lâu dài, kém tập trung có thể làm mất đi các cơ hội thành công của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ không bình thường, chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Cha mẹ lo lắng rằng con mình bị chậm nói, tự kỷ, hay thậm chí là chậm phát triển,… cùng vô số những lo lắng thái quá khác. Nhưng tất cả chỉ là những suy đoán thiếu căn cứ, nếu không cần thận xem xét tình trạng của con, sẽ rất dễ gây áp lực cho trẻ.
Để đánh giá thể chất của trẻ, cha mẹ nên dựa vào các yếu tố thể hiện rõ nhất về thể trạng của trẻ: cân nặng, chiều cao, răng miệng, vận động. Với mỗi tiêu chí sẽ có tiêu chuẩn đánh giá theo độ tuổi, dựa trên tiêu chuẩn đó, cha mẹ có thể biết bé nhà mình có đang khoẻ mạnh và phát triển bình thường hay không.
Hiện tượng suy giảm thể chất ở trẻ là tình trạng trẻ phát triển chậm hơn tốc độ bình thường của lứa tuổi. Tình trạng này thể hiện rõ trên các yếu tố thể chất của trẻ như: chiểu cao, cân nặng, sức khoẻ,... Cha mẹ dễ dàng nhận ra qua so sánh thể trạng của con với các trẻ cùng độ tuổi và qua các bài kiểm tra sức khoẻ.
Nhiều cha mẹ dễ nhầm tưởng con là “thần đồng”
Phát triển vượt trội về mặt ngôn ngữ, tính toán, con số khi 2 tuổi có thể nói làu làu tiếng Anh, đọc sách báo tiếng Việt, tính nhẩm siêu nhanh những phép tính phức tạp… những đứa trẻ 2, 3 tuổi đó thường được gia đình, người thân, thầy cô giáo nhầm lẫn là… “thần đồng”. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, bên cạnh yếu tố vượt trội đó cần phải nhìn nhận trẻ một cách toàn diện những kỹ năng như vận động, giao tiếp, tiếp thu, nhận thức… có phát triển bình thường hay không?
Những đứa trẻ bị suy giảm về thể chất hoà toàn có trí tuệ và năng lực như những đứa trẻ bình thường. Do đó chúng cũng cần được tạo điều kiện và môi trường giáo dục phù hợp để phát triển, bởi sự hạn chế về thể chất nên chúng cần được quan tâm nhiều hơn để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số lưu ý khi giáo dục cho những trẻ bị suy giảm thể chất/chậm phát triển thế chất.
Theo định nghĩa của IDEA, rối loạn cảm xúc bao gồm bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), lo âu (anxiety), rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) và trầm cảm (depression). Thường gặp nhất là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
Rối loạn cảm xúc có biểu hiện từ rất sớm, nếu không được quan tâm chăm sóc tận tình và không phát hiện ra sớm, trẻ rất có thể bị nặng thêm tình trạng của mình. Lâu dần có thể hình thành bệnh tâm thần, khả năng tư duy, cảm xúc, tâm trạng bị phá vỡ. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được và khỏi hoàn toàn.