Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ gây ra cho người mắc phải những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Tùy theo mức độ nghiêm trọng (có 3 mức độ 1 – 3) mà các khó khăn cũng tăng dần. Thông thường có thể phát hiện sớm các triệu chứng từ trước khi trẻ lên 3 – đây cũng là giai đoạn tuyệt vời để can thiệp sớm, giúp trẻ có nhiều cơ hội hòa nhập hơn.
Chứng tự kỷ được chia ra các mức độ khác nhau để thuận tiện cho việc theo dõi, điều trị. Vậy các mức độ này là gì? Đặc điểm của từng mức độ? Cách đển chuẩn đoán mức độ tự kỷ của mỗi đứa trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn:
Tự kỷ hay gọi đầy đủ hơn là hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một hội chứng rối loạn phổ biến hiện nay có liên quan đến một số bất thường trong phát triển não bộ của người mắc phải. Hội chứng này có thể được chuẩn đoán và can thiệp sớm trước tuổi lên 3 ở trẻ em.
Nên dành thời gian để các anh/chị/em của trẻ tự kỷ có cơ hội cảm nhận về thế giới của trẻ tự kỷ, hãy để chúng âm thầm quan sát người anh/em đang gặp khó khăn của mình, giải thích cho chúng hiểu,… Và yêu cầu sự hỗ trợ của chúng dành cho anh/em đang mắc bệnh của mình. Đừng mắng chúng hay quá to tiếng, vì những suy nghĩ tiêu cực ấy danh cho chứng tự kỷ là hoàn toàn dễ hiểu – vì chúng còn nhỏ và chưa đủ nhận thức chính xác hoàn toàn về tự kỷ. Thay vào đó nên trò chuyện cởi mở để biết chúng cảm thấy thế nào, đồng thời có cách giải thích phù hợp.
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển khá phổ biến hiện nay, có thể sớm phát hiện các triệu chứng ở trẻ khi trẻ lên ba. Hội chứng này mang lại một số khó khăn không mong muốn cho đứa trẻ mắc phải, và có thể kéo dài triệu chứng đến cả khi trưởng thành như: kỹ năng xã hội suy giảm, giao tiếp - tương tác xã hội kém,… Khiến trẻ khó hòa nhập, thu mình, bị cô lập, bị bắt nạt,…vv. Do đó, việc giúp trẻ tự kỷ hoàn thiện các kỹ năng xã hội và hòa nhập cộng đồng luôn là ưu tiên hàng đầu khi can thiệp/ trị liệu cho trẻ tự kỷ, đến nay, có rất nhiều biện pháp được đưa ra bới chuyên gia. Bài viết này muốn giới thiệu đến bạn, một phương pháp tưởng chừng “vô lý”, “không thể”, nhưng đã được các nhà khoa học Úc chứng minh là mang lại lợi ích tốt cho tình trạng của trẻ tự kỷ. Và phương pháp đó là: Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng.
Bất cứ bậc cha mẹ nào, dù tri thức hay lao động, dù giàu có hay khó khăn cũng luôn dành cho con tình thương yêu vô bờ, hơn bất cứ điều gì trên đời. Từ những ngày đầu con bạn cất tiếng chào đời, và chắc chắn rất lâu trước đó, bạn đã có hàng trăm hy vọng, mơ ước và kế hoạch khác nhau dành cho con. Có thể đơn giản như việc ôm ấp, chăm sóc hay chơi cùng con. Nhưng khi con được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ, chắc bạn sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng, bởi những triệu chứng của hội chứng này sẽ kìm hãm sự phát triển của con. Và bạn sẽ cảm thấy những cánh cửa tương lai như bị đóng sầm lại trước mắt đứa con yêu dấu.
Một vấn đề khá phổ biến thường xảy ra với trẻ bị tăng động giảm chú ý là chúng thường ít có khả năng tập trung, chú ý trong bất cứ hoạt động nào dù là vui chơi hay học tập. Vấn đề này liên quan đến sự phát triển không bình thường ở các vùng não bộ, và liên quan đến việc sản sinh không ổn định một loại chất dẫn truyền thần kinh quan trọng là Dopamine. Dựa trên cơ sở này, người ta có thể thiết kế các phương pháp trị liệu bằng tác động đến não bộ của trẻ để cải thiện tình trạng tăng động và giảm chú ý. Một trong số đó là thiết lập chế độ ăn giúp cơ thể sản sinh ổn định lượng Dopamine cần thiết – phương pháp này có tác động tích cực đến việc cải thiện khả năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý:
Những phương pháp tự nhiên giúp điều trị chứng tăng động giảm chú ý là những phương pháp không cần sử dụng thuốc, không cần can thiệp trị liệu trực tiếp mà bằng những điều chỉnh nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để đẩy lui tình trạng. Những phương pháp tự nhiên này có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng về lâu dài rất có ích cho bất kỳ trẻ mắc tăng động giảm chú ý nào.
10% dân số là những người có khiếm khuyết, họ là những người khiếm thính, khiếm thị, mắc các khuyết tật cơ thể hoặc thua kém về trí tuệ,…vv. Khi giao tiếp với họ cần tránh làm tổn thương, hay không được có ý xúc phạm, cần luôn thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đúng mực. Đặc biệt là với trẻ em bị các khiếm khuyết, chúng có thể rất nhạy cảm. Để có được những cuộc giao tiếp hiệu quả với những đứa trẻ đặc biệt, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động như âm thanh, ánh sáng, tác động xúc giác (đụng chạm cơ thể),…vv. Trẻ tự kỷ cũng rất dễ mất bình tĩnh khi đối mặt với những thay đổi, những điều trẻ cảm thấy xa lạ hay khó chịu từ các đồ vật, con người và hoạt động thường ngày. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến trẻ tự kỷ càng khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ hơn nữa, chúng có thể sẽ trở nên kích động, la hét, đập phá, gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh.
Giai đoạn trẻ bước vào độ tuổi đi học là giai đoạn khó khăn nhất với bất kỳ đứa trẻ nào. Lúc này, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động bên ngoài gia đình, có nhiều mối quan tâm hơn, nhiều người cần tương tác hơn,…vv. Với một đứa trẻ tự kỷ, việc này là không hề dễ dàng, do hạn chế của chúng trong giao tiếp xã hội, nguy cơ lo lắng thái quá và stress trẻ gặp phải khá cao, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt bình thường của trẻ.
Với một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý, việc học tập không phải là dễ dàng vì chúng rất khó để ngồi yên hay tập trung nghe giảng. Chưa kể, tại lớp học, trẻ có rất nhiều giờ luyện tập các kỹ năng. Sau giờ học đôi khi có thêm bài tập về nhà,… tất cả chỉ khiến một ngày của đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Con bạn có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn, nỏng nảy, quá khích và bệnh tình nặng thêm. 6 cách dưới đây, vừa giúp trẻ cảm thấy công việc học hành dễ dàng hơn, vừa giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và điều khiển hoạt động của bản thân đúng hướng
Mội đứa trẻ có một tốc độ phát triển tự nhiên của riêng mình. Nghĩa là chúng cần có đủ thời gian để làm chủ một kỹ năng hay tích lũy một lượng kiến thức nào đó mà lượng thời gian này có thể dài hơn hay ngắn hơn những đứa trẻ khác. Không có ước lượng chính xác cho mỗi kỹ năng mà trẻ đạt được mất bao lâu và hoàn thành như thế nào? Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, một số trường hợp trẻ không có các kỹ năng cơ bản mà những đứa trẻ khác cùng độ tuổi với trẻ đã có hoặc thành thạo có thể là lời cảnh báo rằng trẻ đang gặp phải vấn đề chậm phát triển nào đó.
Bệnh động kinh ở trẻ em là một bệnh lý mãn tính phổ biến. Chiếm 0.5 – 1% trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Xu hướng đáng lo ngại là những năm gần đây tỉ lệ bệnh động kinh ở trẻ em đang gia tăng. Theo ThS. BS Nguyễn Hữu Sơn – Trung tâm Nhi Khoa – Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Các vấn đề sản khoa, bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý trong giai đoạn thai kỳ, các bệnh lý có ảnh hưởng đến thần kinh trung ương của trẻ,… để lại nhiều di chứng cho trẻ, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gia tăng số trường hợp trẻ bị động kinh hiện nay.
Bạn đã từng nghe về Albert Einstein người mắc chứng tự kỷ nhưng là một thiên tài với những cống hiến vĩ đại cho nhân loại chưa? Đúng vậy, ông từng mắc phải hội chứng Asperger, một hội chứng được xếp vào các rối loạn phổ tự kỷ. Chứng tự kỷ này thường được mọi người truyền tai là “hội chứng của các thiên tài”, liệu có đúng như vậy không? Có phải tất cả trẻ bị Asperger sẽ thành thần đồng hay không? Hãy cùng chúng tôi giải mã về hội chứng này.
Bệnh Kawasaki là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tim mạch ở trẻ em. Đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng chủ yếu ở các trẻ dưới 5 tuổi. Nếu được chuẩn đoán sớm và chữa trị kịp thời, trẻ vẫn có nhiều cơ hội khỏe mạnh bình thường mà không gặp phải vấn đề nào.
Triệu chứng nhận biết:
Niemann Pick được biết đến là một nhóm bệnh di truyền trong gia đình hiên quan đến sự tích tụ của chất béo trong nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả não. Niemann Pick có 3 nhóm bệnh phổ biến và mỗi loại ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, với triệu chứng và thời gian phát triển bệnh khác nhau:
Bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về Niemann Pick loại C - một chứng bệnh di truyền rối loạn được cho là gần giống với Alzheimer xuất hiện ở trẻ em.
Những người đang gặp phải vấn đề rối loạn phổ tự kỷ, đặc biệt là thanh thiếu niên, có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao hơn gấp 3 lần so với những người không mắc chứng tự kỷ.
Trẻ tự kỷ thường có năng lực giao tiếp kém hơn trẻ bình thường, chúng có ít vốn từ hơn, ít biểu hiện cảm xúc hơn,... Chúng cũng rất hạn chế việc giao tiếp bằng mắt trong mọi tình huống. Vậy nên kết quả một cuộc nói chuyện với trẻ mắc chứng tự kỷ thường không thành công, khó để truyền đạt được suy nghĩ của hai bên. Vậy, trẻ tự kỷ có thể nghe được các trao đổi, lời nói hướng đến chúng không? Chúng tiếp thu bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu.