Steps special center
Support teach encourage person with special needs
Thắc mắc cần hỗ trợ?
Giúp trẻ tự kỷ xoa dịu khi mất bình tĩnh

Giúp trẻ tự kỷ xoa dịu khi mất bình tĩnh

 

Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động như âm thanh, ánh sáng, tác động xúc giác (đụng chạm cơ thể),…vv. Trẻ tự kỷ cũng rất dễ mất bình tĩnh khi đối mặt với những thay đổi, những điều trẻ cảm thấy xa lạ hay khó chịu từ các đồ vật, con người và hoạt động thường ngày. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến trẻ tự kỷ càng khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ hơn nữa, chúng có thể sẽ trở nên kích động, la hét, đập phá, gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh. Do vậy, khi chăm sóc trẻ tự kỷ ngoài việc liên tục tạo ra môi trường khiến trẻ cảm thấy yên tâm, thoải mái cũng cần dự phòng những trường hợp bất ngờ khi trẻ mất bình tĩnh. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích mà cha mẹ có thể tham khảo:

1. Tìm hiểu nguồn tác nhân gây mất bình tĩnh cho trẻ tự kỷ

Khi trẻ đang bình thường mà dần trở nên thu mình hay có biểu hiện giận dữ, điều đó cho thấy có một nhân tố nào đó đang khiến trẻ “không hài lòng”. Cha mẹ cần ngày lập tức tìm hiểu xem thứ đó là gì? Đó có thể là đồ vật/con vật/hiện tượng mà trẻ sợ; một thứ gì đó quen thuộc với trẻ bị thay đổi; nguồn âm thanh/ánh sáng nào đó khiến trẻ bức bối; thậm chí đó có thể là do một người nào đó mà trẻ không thích;…vv. Khi tìm ra nguyên nhân rồi, mọi thứ sẽ ngay lập tức dược giải quyết. Trẻ cần được cách li khỏi tác nhân đó càng sớm càng tốt trước khi mọi thứ khó kiểm soát hơn.

Cha mẹ cần có một danh sách ghi lại những thứ mà con không thích. Một danh sách những nỗi sợ (trẻ tự kỷ thường có những nỗi sợ với những thứ mà gần như không đứa trẻ bình thường nào sợ hãi). Để giám tránh khả năng xuất hiện của tác nhân kích thích đó trong phạm vi sinh hoạt của trẻ.

2. Phân tán sự chú ý của trẻ

Cha mẹ có thể xoa dịu trẻ tự kỷ khi chúng mất bình tĩnh bằng cách “đánh lạc hướng” sự chú ý của chúng. Làm chúng phân tâm, giảm sự tập trung về phía nguồn gây lo lắng bằng cách đưa cho chúng những thứ chúng yêu thích nhất (món đồ chơi, quyển sách, món ăn, mở nhạc, các chương trình TV…).

3. Giúp trẻ bình tĩnh bằng lời nói

Lúc này, trẻ rất cần một người mình cảm thấy tin tưởng ở bên cạnh, cha hoặc mẹ - người gần gũi với trẻ nhất nên ôm lấy trẻ, vỗ về và hỏi han chuyện gì đã xảy ra? Và nhanh chóng động viên đứa trẻ bằng những lời nói khẳng định, khiến trẻ yên tâm. Chẳng hạn, “Không sao hết”, “Mọi thứ ổn rồi!”, “Không còn thứ khiến con khó chịu ở đó nữa.”, …vv. Đừng quên hỏi xem trẻ đang cam thấy như thế nào để tiếp tục động viên trẻ, xoa dịu tinh thần trẻ.

Việc dùng lời nói để xoa dịu nghe có vẻ thật kém hiệu quả vì lúc mất bình tĩnh, chẳng đứa trẻ nào muốn lắng nghe cả. Tuy nhiên, đó là cách cần thiết nhất phải làm trong mọi trường hợp, vì đứa trẻ tự kỷ vẫn có đầy đủ năng lực nghe – hiểu vấn đề, lời động viên từ người thân có thể tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ. Thêm một lưu ý nữa, đó là thông thường một số người kém tế nhị có thể cáu bực với đứa trẻ tự kỷ vì những điều chúng sợ thật “ngớ ngẩn”, và có những lời chê bai, giọng điệu tiêu cực với trẻ, khiến tình trạng của đứa trẻ tự kỷ thêm tồi tệ hơn. Vậy nên cần hết sức lưu ý về khả năng tác động của lời nói, giọng điệu khi xoa dịu trẻ tự kỷ mất bình tĩnh.

4. Đưa trẻ đến nơi yên tĩnh hơn

Khi có sự xuất hiện của một thứ gì đó khiến trẻ tự kỷ cảm thấy không thoải mái tại nơi quen thuộc với trẻ, nơi đó có thể bị mặc định bị trẻ cho rằng “kém an toàn” và chúng càng kích động hơn nếu tiếp tục ở đó. Ngay lúc này, hãy đưa trẻ đến một nơi khác yên tĩnh hơn, để trẻ dần bình tâm lại.

Nếu không có nhiều không gian yên tĩnh trong gia đình, cha mẹ có thể tạo ra một không gian hẹp đủ khiến trẻ cảm thấy an toàn như: ôm chặt lấy trẻ, quấn trẻ trong chăn,…

5. Nói chuyện với trẻ về sự việc vừa xảy ra

Cách tốt nhất để hạn chế những cơn nổi giận về sau của trẻ là giúp trẻ cại thiện nỗi sợ hiện tại. Nếu nguyên nhân của cơn mất bình tĩnh vừa rồi có thể dễ dàng cải thiện được, hãy ngay lập tức trao đổi với trẻ về nó, về nguyên nhân xảy ra, cho trẻ biết cần làm thế nào để bình tĩnh hơn nhưng lần sau, hoặc giúp trẻ làm quen dần với nhân tố đó để không còn sợ hãi nữa, lưu ý là đừng bao giờ chỉ trích hay tỏ ra thất vọng, hãy luôn lắng nghe và tôn trọng trẻ….vv. Trường hợp những thứ khiến trẻ quá kích động và gây ra căng thằng một cách không bình thường, hãy nhờ tư vấn từ bác sĩ.

Xem thêm :

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh

Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Điều trị ADHD không sử dụng thuốc

Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam

Làm gì khi biết con bị tự kỷ

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

 

Kết nối với chúng tôi
Ghé thăm chúng tôi
17 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Gọi cho chúng tôi
Office: +84(0)2822534728
Hotline (WhatsApp, Viber, Zalo): +84(0)395463532
Hợp tác với