Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là chứng rối loạn phát triển thần kinh. ADHD có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và cách học của người mắc chứng rối loạn này. Độ tuổi thường được chẩn đoán mắc chứng ADHD là trẻ em, và có thể xảy ra với người trưởng thành. Có nhiều phương pháp để điều trị ADHD như uống thuốc, liệu pháp hành vi, tư vấn hoặc các phương pháp điều trị khác.
Khác với ADHD, trầm cảm là một chứng rối loạn ảnh hưởng tới tâm trạng, gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục. Trầm cảm thường ảnh hưởng tiêu cực đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, cùng với một loại các vấn đề khác về cảm xúc và thể chất. Người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, và đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống.
Mặc dù rối loạn tăng động giảm chú ý và trầm cảm là hai chứng rối loạn khác nhau nhưng liệu giữa chúng có mối liên hệ với nhau hay không? Câu hỏi được đặt ra là: “Người bị ADHD có dễ dẫn đến trầm cảm hoặc ngược lại người bị trầm cảm có dễ dẫn đến ADHD hay không?”
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago đã phát hiện ra rằng thanh thiếu niên bị ADHD có khả năng phát triển trầm cảm cao gấp 10 lần so với những người không bị ADHD. Trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn bị ADHD.
Triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý là không chú ý, khó tập trung khi học và chơi, không theo kịp và hoàn thành các việc được yêu cầu, tránh né, không thích làm những việc cần tập trung trí tuệ, thường bị phân tâm do kích thích bên ngoài,...
Trầm cảm cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: thường xuyên cảm giác tuyệt vọng, lo lắng, khó chịu, bồn chồn hoặc thất vọng; mất hứng thú với những thứ từng thích,...
Một số triệu chứng trầm cảm chồng chéo với các triệu chứng của ADHD. Ví dụ, sự bồn chồn và chán nản có thể là triệu chứng của cả ADHD và trầm cảm. Trong một số trường hợp, các loại thuốc dùng để điều trị ADHD cũng có thể gây ra các tác dụng phụ là những biểu hiện của trầm cảm như mất ngủ; ăn không ngon; tâm trạng lâng lâng; mệt mỏi; ...
Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa rối loạn tăng động giảm chú ý và trầm cảm liệt kê dựa trên những yếu tố sau:
Thứ nhất, về giới tính. Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hơn nữ giới . Nhưng theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago, thì nữ giới lại có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn. Và phụ nữ bị ADHD thì có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn nam giới.
Thứ hai, về sức khỏe của bà mẹ đang mang thai. Tình trạng sức khỏe và tâm trạng của phụ nữ mang thai cũng sẽ có nguy cơ gây trầm cảm của con. Trong một bài báo đăng trên tạp chí JAMA Psychiatry, các nhà khoa học cho biết những phụ nữ bị trầm cảm hoặc suy giảm serotonin trong thai kỳ có nhiều khả năng sinh con sau này được chẩn đoán mắc ADHD, trầm cảm hoặc cả hai. Mặc dù vấn đề này cần được nghiên cứu thêm nhưng những kết quả này cho thấy chức năng serotonin thấp có thể ảnh hưởng đến não của thai nhi đang phát triển của phụ nữ, tạo ra các triệu chứng giống ADHD.
Ngoài những yếu tố liên kết giữa ADHD và trầm cảm vừa nêu, còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác làm tăng nguy cơ mắc chứng ADHD của người trầm cảm và nguy cơ bị trầm cảm của người bị ADHD.
Nếu con bạn bị chuẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý đồng nghĩa với con bạn có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn. Hãy đưa con đến bác sĩ hoặc các trung tâm điều trị để xác định phương pháp điều trị đúng cách.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
For more information about STEPS please contact STEPS International Special School
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Tel: (028) 22 534 728 - 039 546 3532
Email: info@steps.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
Website: http://steps.edu.vn/